Bão số 3 Yagi còn những tàn dưa chưa tan biến hết mà bất ngờ dần mạnh lên, củng cố và có thể trở thành bão nhiệt đới.Tàn dư của bão số 3 Yagi bất ngờ “hồi sinh”
Theo Gia đình Việt Nam, bão số 3 Yagi là một cơn bão có khởi phát từ một vùng áp thấp ở tây Thái Bình Dương, dần dần mạnh lên, củng cố sức mạnh để trở thành bão nhiệt đới.
Khi đi qua Biển Philippines, bão Yagi tăng tốc, đi vào Biển Đông và mạnh lên thành siêu bão. Siêu bão số 3 Yagi đã ảnh hưởng nặng nề tới Trung Quốc, Việt Nam.
Sau khi gây ảnh hưởng ở Việt Nam, hoàn lưu bão Yagi tiếp tục gây ảnh hưởng tới thời tiết ở Lào, Thái Lan và Myanmar.
Báo Lao động dẫn theo India Today cho hay, khi hướng về Vịnh Bengal, Yagi tiếp tục mạnh lên do nhiệt độ mặt biển nóng.
Sự hồi sinh của Yagi khiến khu vực phía đông Ấn Độ trong vùng cảnh báo vì lượng mưa và các hoạt động đối lưu đáng kể dự báo tăng lên.
Giải thích việc bão Yagi, một cơn bão có nguồn gốc từ tây bắc Thái Bình Dương đã đi tới Ấn Độ như thế nào, các nhà dự báo của India Today cho hay, Yagi ngày càng mạnh lên khi đi vào Vịnh Bengal.
Các chuyên gia lưu ý, vùng nước ấm của Vịnh Bengal là nơi sinh sản hoàn hảo của những cơn bão, cung cấp năng lượng cần thiết để các cơn bão tăng cấp.
Tàn dư của bão Yagi được củng cố mạnh mẽ và có hoạt động đối lưu đáng kể nên có khả năng mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới, thậm chí là áp thấp nhiệt đới sâu.
Bão có thể xuất hiện ở Biển Đông trong nửa cuối tháng 9
Trong khi đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết trong 10 ngày cuối tháng 9, trên khu vực Biển Đông có khả năng xuất hiện 1-2 cơ bão, ảnh hưởng đến Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. Miền Trung có nguy cơ cao xảy ra mưa lũ dồn dập vào hai tháng 10 và 11.
Theo dự báo của cơ quan khí tượng, cả nước sẽ tiếp tục có nhiều ngày mưa trong tháng tới, với khả năng xuất hiện các đợt mưa lớn diện rộng. Mùa mưa có thể bắt đầu tại miền Trung từ nửa cuối tháng 9. Tổng lượng mưa tại khu vực Bắc Bộ cao hơn 20-40% so với trung bình nhiều năm. Khu vực Bắc, Trung Trung Bộ cao hơn 15-30% so với trung bình nhiều năm.
Ngày 15/9 ở Huyền Trân có gió mạnh cấp 6, giật cấp 10; ở Phú Quý có gió mạnh cấp 6, giật cấp 9.
Dải hội tụ nhiệt đới có trục ở khoảng 14-17 độ Vĩ Bắc nối với áp thấp nhiệt đới hồi 07h ngày 15/9 có vị trí ở khoảng 16.5-17.5 độ Vĩ Bắc, 125.5-126.5 độ Kinh Đông; kết hợp với gió mùa Tây Nam hoạt động mạnh đang gây mưa rào và dông ở khu vực Giữa và Nam Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Trường Sa), vùng biển từ Quảng Trị đến Cà Mau, Cà Mau đến Kiên Giang và vịnh Thái Lan.