Theo Thông tư 31/2023 của Bộ GD&ĐT, từ năm học 2024-2025, quy chế xét công nhận tốt nghiệp THCS có sự thay đổi.Báo Gia đình và Xã hội ngày 6/10 đưa thông tin với tiêu đề: Tin vui cho hàng triệu học sinh khi quy định mới về tốt nghiệp THCS thay đổi. Với nội dung như sau: Quy định mới về tốt nghiệp trung học cơ sở
Theo Thông tư 31/2023/TT-BGDĐT ban hành quy chế xét công nhận tốt nghiệp trung học cơ sở (THCS) có điểm mới so với quy chế cũ.
Thông tư này có một số điểm mới đáng chú ý như: 2 lần xét tốt nghiệp trong một năm; không xếp loại tốt nghiệp…
Theo đó, từ năm học 2024-2025 học sinh được cấp bằng tốt nghiệp ở bậc học này khi hoàn thành chương trình học tập và rèn luyện lớp 9, đồng thời không nghỉ học quá 45 buổi một năm. Bằng tốt nghiệp cũng không còn ghi xếp loại giỏi, khá, trung bình như quy định cũ (năm 2006).
Thông tư quy định rõ, đối với các cơ sở giáo dục thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông cấp THCS, trong năm có học sinh học hết lớp 9, tổ chức xét công nhận tốt nghiệp nhiều nhất 2 lần. Lần xét công nhận tốt nghiệp thứ nhất được thực hiện ngay sau khi kết thúc năm học. Lần xét công nhận tốt nghiệp thứ hai (nếu có) được thực hiện trước khai giảng năm học mới.
Đối với các cơ sở giáo dục thực hiện chương trình giáo dục thường xuyên cấp THCS, trong năm có học sinh học hết lớp 9, tổ chức xét công nhận tốt nghiệp ít nhất 1 lần ngay sau khi kết thúc năm học.
Hiện nay, quy định về số lần xét công nhận tốt nghiệp THCS trong một năm đang thực hiện theo Quyết định 11/2006/QĐ-BGD-ĐT. Theo đó, đối với học sinh THCS, mỗi năm xét công nhận tốt nghiệp một lần, ngay sau khi kết thúc năm học (theo biên chế năm học của Bộ GD&ĐT).
Thông tư 31/2023/TT-BGDĐT ban hành quy chế xét công nhận tốt nghiệp trung học cơ sở có điểm mới so với quy chế cũ. Ảnh minh họa: TL
Thay đổi điều kiện xét công nhận tốt nghiệp THCS
Một trong các điểm mới về quy chế công nhận tốt nghiệp THCS là cho phép học sinh nghỉ quá 45 buổi trong năm học lớp 9 vẫn được dự xét công nhận tốt nghiệp. Thời gian 45 ngày này có thể được tính nghỉ một lần hoặc nghỉ nhiều lần cộng lại.
Trước đây, Điều 4 Quy chế ban hành tại Quyết định 11/2006/QĐ-BGD&ĐT có quy định một trong các điều kiện dự xét công nhận tốt nghiệp là không nghỉ học quá 45 buổi học ở năm học lớp 9.
Tuy nhiên, đến Thông tư 31/2023/TT-BGDĐT, Bộ GD&ĐT đã không còn quy định điều kiện này. Về việc nghỉ học quá 45 buổi trong năm học lớp 9, Điểm c Khoản 6 Điều 14 Thông tư 31 quy định về trách nhiệm của Sở GD&ĐT như sau:
Theo quy định này, nếu học sinh nghỉ quá 45 buổi chưa được công nhận hoàn thành Chương trình giáo dục phổ thông/giáo dục thường xuyên THCS xin học lại thì sẽ được tổ chức học lại, kiểm tra, đánh giá lại các môn và xác nhận hoàn thành chương trình học và do đã thêm số lần được xét công nhận tốt nghiệp nên những học sinh này vẫn có thể được xét tốt nghiệp lần hai nếu đủ điều kiện và theo thời gian quy định.
Theo Điều 4 Quy chế mới, điều kiện để công nhận tốt nghiệp THCS là:
– Không quá 21 tuổi (với chương trình giáo dục phổ thông cấp THCS) hoặc từ 15 tuổi trở lên (với chương trình giáo dục thường xuyên cấp THCS) hoặc theo quy định của Bộ GD&ĐT với học sinh ở nước ngoài về, học vượt lớp, học ở độ tuổi cao hơn.
– Đã hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông/giáo dục thường xuyên cấp THCS.
– Có đầy đủ hồ sơ.
Hồ sơ dự xét công nhận tốt nghiệp THCS
Đối với học sinh học hết lớp 9 tại cơ sở giáo dục trong năm tổ chức xét công nhận tốt nghiệp, hồ sơ dự xét công nhận tốt nghiệp là học bạ học sinh.
Đối với học sinh không thuộc đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều này, hồ sơ dự xét công nhận tốt nghiệp gồm:
– Đơn đăng kí dự xét công nhận tốt nghiệp;
– Bản sao hợp lệ giấy khai sinh hoặc căn cước công dân hoặc thẻ căn cước;
– Bản chính học bạ học sinh hoặc bản in học bạ điện tử có xác nhận của cơ sở giáo dục nơi học sinh đã học hết lớp 9. Trường hợp học sinh bị mất bản chính học bạ hoặc không có bản in học bạ điện tử thì phải có bản xác nhận kết quả rèn luyện và kết quả học tập lớp 9 của cơ sở giáo dục nơi học sinh đã học hết lớp 9.
Thông tư mới này có hiệu lực từ ngày 15/2/2024 và thay thế Quyết định 11/2006/QĐ-BGD-ĐT.
Tiêu chuẩn xét tốt nghiệp THCS
Tại hướng dẫn kỳ thi vào lớp 10 công lập năm học 2023-2024 quy định đối tượng dự tuyển là học sinh tốt nghiệp THCS chương trình giáo dục phổ thông hoặc giáo dục thường xuyên. Vậy điều kiện để xét tốt nghiệp THCS là gì và hồ sơ xét tốt nghiệp gồm các thành phần nào?
Tiếp đến, báo Vietnamnet cũng có bài đăng tương tự với thông tin: Hơn 20 triệu học sinh cả nước chuẩn bị vào năm học mới với nhiều nhiệm vụ lớn
Nội dung được báo đưa như sau:
Hà Nội, TPHCM và bài toán đảm bảo trường lớp trước áp lực tăng dân số cơ học
Là một trong 2 địa phương có số học sinh đông nhất cả nước, năm nay TPHCM dự kiến có hơn 1,7 triệu học sinh các cấp, tăng hơn 24.000 em so với năm học trước. Tăng học sinh là một trong những áp lực của TPHCM trong những năm qua, nhất là tại những nơi có tốc độ đô thị hóa nhanh, dân số tăng cơ học cao như TP Thủ Đức, Quận 12, Bình Tân, Gò Vấp, huyện Bình Chánh và Hóc Môn.
Việc TPHCM tăng bình quân mỗi năm thêm khoảng 25.000 học sinh làm sĩ số học sinh/lớp vượt cao so với chuẩn, nhất là cấp tiểu học. Điều này dẫn đến tăng biên chế, hạn chế phần nào công tác quản lý và chất lượng giảng dạy.
Tuy vậy, TPHCM khẳng định vẫn đảm bảo 100% học sinh có đủ chỗ học. Trong năm học 2024-2025, thành phố dự kiến sẽ đưa vào sử dụng 23 dự án với 476 phòng học mới, tổng mức đầu tư hơn 2.237 tỷ đồng.
Các học sinh lớp 6 Trường THCS Nguyễn Văn Tố (quận 10, TPHCM) tựu trường sáng nay (4/9).
Trước mắt, ngày 5/9, TPHCM sẽ đưa vào sử dụng 18 dự án với 413 phòng học mới, tổng mức đầu tư hơn 1.970 tỷ đồng. Số còn lại sẽ đưa vào sử dụng dần đến tháng 12/2024. Số phòng học mới này dành nhiều nhất cho bậc tiểu học, tiếp đến là THCS và mầm non. Bên cạnh xây mới, TPHCM cũng đầu tư hàng trăm tỷ đồng để sửa chữa, mua sắm trang bị cơ sở vật chất – đồ dùng dạy học.
Để chuẩn bị cho năm học mới, ngành Giáo dục thành phố đã xây dựng kế hoạch tuyển dụng viên chức công tác ở các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở GD-ĐT đợt 1 và phân công các trường hợp trúng tuyển về đơn vị nhận nhiệm vụ.
Sở GD-ĐT TPHCM đánh giá một trong những khó khăn trong công tác tuyển dụng giáo viên hiện nay là nguồn tham gia tuyển dụng chưa đáp ứng nhu cầu tại vị trí giáo viên tiếng Anh (tiểu học), Tin học, Mỹ thuật, Âm nhạc, Công nghệ và một số vị trí nhân viên trường học.
Trước thềm năm học mới, một trong những nhiệm vụ được Hà Nội ưu tiên thực hiện là khắc phục tình trạng cơ cấu đội ngũ giáo viên còn bất cập của địa phương, trong đó thực hiện linh hoạt, bố trí, sắp xếp giáo viên bảo đảm đủ về số lượng, đặc biệt là một số môn học như: Tiếng Anh, Tin học, Mỹ thuật, Âm nhạc…
Ngoài ra, Hà Nội yêu cầu các nhà trường thực hiện đúng quy định về thu, chi tài chính, công khai các khoản thu, chi ngay từ đầu năm học; về lựa chọn, cung ứng, sử dụng sách giáo khoa, tài liệu giáo dục địa phương, tài liệu tham khảo.
Về hoạt động đón học sinh đầu cấp học, Sở GD-ĐT Hà Nội lưu ý, các cơ sở giáo dục cần đặc biệt quan tâm đối tượng học sinh lớp 1. Đối với cấp học mầm non sẽ tổ chức khai giảng theo hình thức “Ngày hội đến trường của bé” một cách linh hoạt, sáng tạo với nội dung phù hợp đặc điểm tâm sinh lý của trẻ, nhằm tạo ấn tượng tốt, đảm bảo an toàn, sức khỏe của trẻ và bảo vệ môi trường. Thời lượng tối đa 60 phút.
Chia sẻ với VietNamNet, cô giáo Nguyễn Thị Hà Thanh – Hiệu trưởng trường THCS Mai Động cho hay, nhà trường đã chủ động rà soát, đầu tư cơ sở vật chất, trồng thêm nhiều cây xanh, sẵn sàng phục vụ nhu cầu giảng dạy, học tập. Năm học này, nhà trường tiếp tục triển khai kế hoạch xây dựng trường học hạnh phúc, thực hiện Chương trình GDPT 2018, phấn đấu là điểm sáng chất lượng của giáo dục quận Hoàng Mai.
Năm học mới ở nơi cơn lũ vừa đi qua
Tại Sơn La, sau trận lũ tháng 7, trường học ở xã Chiềng Nơi (huyện Mai Sơn) bị thiệt hại nặng nề; hàng nghìn khối bùn ập vào trường, nhiều thiết bị giáo dục của nhà trường bị hư hỏng.
Ông Hà Minh Công, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Chiềng Nơi, cho biết sau những nỗ lực khắc phục của nhà trường và địa phương, đến nay trường cơ bản dọn dẹp xong để chuẩn bị cho ngày khai giảng. Hôm nay (ngày 4/9), thầy cô và học sinh sẽ đến để trang trí, tổng duyệt cho buổi lễ ngày mai.
Trong khi nhà trường đang từng bước chuẩn bị cho ngày khai giảng, chị Dạ Thị Ly (29 tuổi) vẫn đau đáu nỗi lo khi các con bước vào năm học mới. Vợ chồng chị có hai con đang học tại Trường Tiểu học Chiềng Nơi. Gia đình chị vốn thuộc diện hộ nghèo. Trận mưa lũ vừa qua đã cuốn trôi toàn bộ tài sản. Cả nhà trắng tay, phải về nhà ông bà nội để các con có chỗ ăn học.
“Bây giờ tiền mua cặp sách mới cho hai con cũng không có, may mà được người quen mua cho các con hai bộ quần áo mới để đến trường”, chị Ly nghẹn ngào.
Chị Dạ Thị Ly (29 tuổi) đau đáu nỗi lo khi các con bước vào năm học mới. (Ảnh: Anh Tâm)
Tại Cao Bằng, Trường Tiểu học Quang Vinh (huyện Trùng Khánh) cũng bị ngập lụt nhiều ngày khiến nhiều thầy cô, phụ huynh lo lắng sợ không kịp chuẩn bị cho khai giảng. Sau khi nước rút, ngành Giáo dục đã nhanh chóng dọn dẹp.
Ông Hoàng Văn Việt, Hiệu trưởng nhà trường cho biết, thầy cô và học sinh vẫn đang tích cực chuẩn bị cho ngày khai giảng, đến nay cơ bản đã hoàn tất.
Còn tại Lai Châu, 25 học sinh người Mông và 2 cô giáo tại điểm trường Mầm non Đán Tọ (xã Tà Mung, huyện Than Uyên) sẵn sàng bước vào năm học mới. Năm học này, lớp học đã được xây dựng mới kiên cố, khang trang với đầy đủ thiết bị dạy học. Đây là công trình do báo VietNamNet cùng Công ty CP Giao Hàng Tiết Kiệm tài trợ, được gia đình anh Giàng A Chinh (dân tộc Mông) nằm ở sát điểm trường hiến 300m2 đất để xây dựng.
Cô Nguyễn Thị Yến, Hiệu trưởng nhà trường, cho hay trước đây, phòng học sử dụng các vật liệu lắp ghép, mùa mưa dột nước, mùa hè oi bức. Do điều kiện nguồn lực của địa phương có hạn nên cô và trò đều phải khắc phục vượt nắng, thắng mưa.
Ước mơ về một phòng học mới để các cháu bớt “khổ” đã trở thành hiện thực vào đúng năm học mới. Sau 5 tháng thi công, lớp học mới rộng hơn 70m2, có khu vực sân chơi rực rỡ sắc hoa sẵn sàng đón cô trò tới lớp.
Lớp học được xây mới tại điểm trường Mầm non Đán Tọ (Ảnh: Đức Hoàng)
Còn tại Đà Nẵng, ông Nguyễn Thanh Lịch, Trưởng phòng GD-ĐT quận Liên Chiểu cho hay, để chuẩn bị cho năm học mới, các trường học trên địa bàn quận đã rà soát, kiểm tra cơ sở vật chất kỹ càng. Quận có 2 trường tiểu học được thành phố đầu tư xây mới với tổng kinh phí hơn 51 tỷ đồng và đưa vào sử dụng trong năm học mới này. Ngoài ra, có 7 trường THCS, mầm non được nâng cấp, sửa chữa với kinh phí 18,4 tỷ đồng.
Cùng với việc đầu tư xây dựng trường lớp, việc điều tiết học sinh, bố trí phòng học, giáo viên được triển khai linh hoạt nên năm nay ở cấp tiểu học, số lớp được học 2 buổi/ngày sẽ đảm bảo đạt 100% (năm ngoái chỉ đạt 89%).
Tại tỉnh Quảng Nam, theo Sở GD-ĐT tỉnh, năm học 2024-2025, toàn tỉnh có 725 trường công lập, 1 trung tâm giáo dục thường xuyên với tổng 354.403 học sinh; 70 trường ngoài công lập với 27.260 học sinh.
Các trường đã sửa chữa phòng học với kinh phí hơn 73,1 tỷ đồng; đầu tư hơn 363 tỷ đồng xây mới 407 phòng học và hơn 98,5 tỷ đồng để mua sắm trang thiết bị đáp ứng việc dạy học. Đặc biệt, năm nay, công tác sửa chữa, cải tạo cơ sở vật chất tại các trường ở huyện miền núi cũng được chú trọng.
Ông Bùi Quang Ngọc, Hiệu trưởng Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Trà Leng cho biết, trường đã cho sửa chữa lại phòng học, bàn ghế, thiết bị dạy học, kiểm tra lại hệ thống điện chiếu sáng và quét sơn lại tường rào… Thời gian qua, các giáo viên của trường cũng tích cực đến tận nhà vận động học sinh ra lớp để sẵn sàng cho năm học mới 2024-2025.
Chị Nguyễn Thị Vy, giáo viên Trường Tiểu học Trà Leng chia sẻ, đa số người dân nơi đây là đồng bào M’Nông, điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn. Ban ngày, hầu hết bà con đi làm nương rẫy nên thầy cô thường tranh thủ lúc sáng sớm hoặc chiều tối để đến nhà nhắc nhở, động viên bà con chuẩn bị đưa con em trở lại trường.
“Với những học sinh nhỏ tuổi ở xa trường, không có người thân ở gần, nhà trường luôn chủ động hỗ trợ, kịp thời động viên. Nhờ vậy, những năm qua, không còn tình trạng trống lớp học sau lễ khai giảng”, cô Vy chia sẻ.
Tại Quảng Ngãi, năm học 2024-2025, toàn tỉnh đón gần 287.000 học sinh, học viên. Năm nay, địa phương dành 30 tỷ đồng để ngành GD-ĐT sửa chữa cơ sở vật chất cho các đơn vị trực thuộc. Đến nay, mọi công tác cũng đã hoàn thành và sẵn sàng đón học sinh bước vào năm học mới.
Đặc biệt năm nay, nhiều phụ huynh ở các xã lân cận với xã Sơn Mùa, huyện miền núi Sơn Tây vui mừng khi Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học và THCS Đinh Thanh Kháng được xây mới thêm 9 phòng học và khu nội trú với 12 phòng ở cho học sinh, giáo viên.
Cơ sở vật chất mới này giúp xóa 3 điểm trường lẻ, nhiều học sinh người dân tộc thiểu số nhà ở xa được vào nội trú tại ngôi trường khang trang, không còn phải đi học xa như trước.
Năm học mới và nhiều nhiệm vụ lớn
Năm học 2024-2025, ngành Giáo dục xác định chủ đề là “Đổi mới sáng tạo, nâng cao chất lượng, đoàn kết kỷ cương”. Đây là năm học Chương trình GDPT 2018 được triển khai ở tất cả các lớp từ lớp 1 đến lớp 12, cũng là năm học đầu tiên tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT theo chương trình GDPT 2018.
Trước thềm năm học mới, Bộ trưởng GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn nhìn nhận đây là năm học có rất nhiều nhiệm vụ và thử thách lớn. Một trong những nhiệm vụ được Bộ GD-ĐT lấy làm trọng tâm của năm học này là nâng cao chất lượng giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, trong đó sẽ nâng cao chất lượng dạy và học ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh ở các cấp học và trình độ đào tạo. Bộ GD-ĐT sẽ nghiên cứu và xây dựng đề án, kế hoạch từng bước đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học.
Ngoài ra, Bộ sẽ kiểm tra hoạt động dạy thêm, học thêm; kiểm tra, đánh giá hiệu quả đầu tư, sử dụng cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học tại các cơ sở giáo dục.
Việc phát triển đội ngũ giáo viên, giảng viên cũng được ngành giáo dục ưu tiên, trong đó có tuyển dụng, quản lý, sử dụng hiệu quả chỉ tiêu biên chế giáo viên được giao, khắc phục tình trạng thiếu giáo viên, nhất là giáo viên mầm non, giáo viên dạy các môn học theo Chương trình GDPT 2018.
Ngành sẽ chuẩn bị tốt các điều kiện để tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 bảo đảm an toàn, nghiêm túc, khách quan.
Ở bậc mầm non, Bộ sẽ chuẩn bị các điều kiện để triển khai thí điểm Chương trình giáo dục mầm non mới.
Người đứng đầu ngành giáo dục mong toàn thể nhà giáo, học sinh, sinh viên nỗ lực vươn lên, không ngừng đổi mới, sáng tạo để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm học.