Giá vàng hôm nay 11/1/2025: Giá vàng thế giới và vàng trong nước đạt mức cao nhất trong 4 tuần

Giá vàng hôm nay 11/1: Giá vàng thế giới tiếp tục tăng đạt mức cao nhất trong 4 tuần qua. Giá vàng trong nước tăng vượt lên trên 86 triệu đồng/lượng.

Giá vàng trong nước hôm nay 11/1/2025

Tại thời điểm khảo sát lúc 4h30 ngày 11/1/2025, giá vàng trên sàn giao dịch của một số công ty như sau:

Giá vàng 9999 hôm nay được DOJI niêm yết ở mức 85,1 triệu đồng/lượng mua vào và 86,3 triệu đồng/lượng bán ra. Tăng 300 nghìn đồng/lượng chiều mua – bán so với hôm qua.

Còn tại Công ty Vàng bạc đá quý Mi Hồng, giá vàng Mi Hồng thời điểm khảo sát niêm yết giá vàng SJC ở mức 85,4-86,2 triệu đồng/lượng chiều mua vào – bán ra. So với hôm qua, giá mua tăng 200 nghìn đồng/lượng, giá bán ra tăng 300 nghìn đồng/lượng so với hôm qua.

Giá vàng SJC tại Công ty TNHH Bảo Tín Minh Châu cũng được doanh nghiệp giao dịch ở mức 84,8-86,2 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra, tăng 100 nghìn đồng/lượng chiều mua – tăng 200 nghìn đồng/lượng chiều bán so với hôm qua.

Còn tại Bảo Tín Mạnh Hải cũng đang được giao dịch ở mức 84,8-86,2 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra), tăng 100 nghìn đồng/lượng chiều mua – tăng 200 nghìn đồng/lượng chiều bán so với hôm qua.

Giá vàng hôm nay 11/1/2025: Giá vàng thế giới và vàng trong nước đạt mức cao nhất trong 4 tuần

 

Bảng giá vàng hôm nay 11/1/2025 mới nhất như sau:

Giá vàng thế giới hôm nay 11/1/2025 và biểu đồ biến động giá vàng thế giới 24h qua

Theo Kitco, giá vàng thế giới ghi nhận lúc 5h00 hôm nay theo giờ Việt Nam giao ngay ở mức 2,688.66 USD/Ounce. Giá vàng hôm nay tăng 19,2 USD/Ounce so với hôm qua. Quy đổi theo tỷ giá USD, trên thị trường tự do (25.755 VND/USD), vàng thế giới có giá khoảng 83,91 triệu đồng/lượng (chưa tính thuế, phí). Như vậy, giá vàng miếng SJC đang cao hơn giá vàng quốc tế là 2,29 triệu đồng/lượng.

Giá vàng thế giới đạt mức cao nhất trong 4 tuần vào thứ 6 và được dự đoán sẽ có tuần tăng mạnh nhất trong 7 tuần qua. Nguyên nhân chính là do nhà đầu tư tìm kiếm sự an toàn trước những bất ổn về chính sách của Tổng thống đắc cử Donald Trump. Đồng thời, thị trường cũng đang chờ đợi dữ liệu việc làm của Mỹ để dự đoán xu hướng lãi suất trong tương lai.

Theo Carsten Menke, chuyên gia phân tích tại Julius Baer, yếu tố tích cực nhất đối với vàng là viễn cảnh thâm hụt ngân sách và nợ công tăng cao tại Mỹ, điều này có thể làm suy yếu đồng USD về dài hạn và khiến thế giới nghi ngờ về vai trò của đồng tiền dự trữ toàn cầu này.

Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ nhậm chức vào ngày 20/1 và đã hứa sẽ áp dụng các biện pháp thuế quan, điều này có thể dẫn đến nguy cơ chiến tranh thương mại và lạm phát. Vàng thường được coi là công cụ phòng ngừa lạm phát, nhưng nếu lãi suất tăng cao, sức hấp dẫn của vàng sẽ giảm vì nó không mang lại lợi tức.

Trong ngắn hạn, thị trường đang tập trung vào báo cáo việc làm của Mỹ, dự kiến công bố vào lúc 13h30 giờ địa phương. Theo khảo sát của Reuters, số lượng việc làm phi nông nghiệp dự kiến tăng 160,000 trong tháng 12, sau mức tăng 227,000 vào tháng 11.

Han Tan, chuyên gia phân tích thị trường tại Exinity Group, cho biết: “Nếu báo cáo việc làm mạnh hơn dự kiến, điều này có thể làm giảm kỳ vọng về việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) cắt giảm lãi suất vào năm 2025, khiến giá vàng giảm nhẹ. Ngược lại, nếu thị trường lao động Mỹ có dấu hiệu chậm lại, Fed có thể nới lỏng chính sách tiền tệ, đẩy giá vàng tiến gần hơn đến mức 2,700 USD/ounce.”

Trong khi đó, tại Ấn Độ, chênh lệch giá vàng đã tăng do người tiêu dùng ngừng mua khi giá trong nước tăng cao. Ngược lại, thị trường vàng tại các nước châu Á khác lại sôi động nhờ dịp Tết Nguyên đán sắp tới.