Chớ cho người khác vay tiền khi bạn đã ở độ tuổi trung niên: Nếu ai hỏi vay, cứ trả lời 3 câu sẽ ‘thắng’

Trước tiên, chúng ta cần phải hiểu rõ vì sao không nên cho người khác vay tiền khi bạn đã ở độ tuổi trung niên. Rất nhiều trường hợp thực tế đã vô cùng hối hận khi cho vay nợ như vưỡng phải ‘vũng lầy’ ở những ngày tháng cuối cùng của cuộc đời.

Thứ nhất, ở độ tuổi trung niên, nguồn thu nhập của bạn có thể đã ổn định nhưng không còn linh hoạt và nhiều cơ hội để tạo ra tiền như khi còn trẻ. Điều có cũng có nghĩa là số tiền đang có chính là tất cả những gì bạn có trong 10 năm, 20 năm nữa. Vậy chắc chắn là không nên cho người khác vay rồi. Bởi vì, chính bạn sẽ là người cần phải sử dụng số tiền đó chi chi tiêu hàng ngày và những kế hoạch nhân, đặc biệt là chi tiêu cho sức khỏe.

Thứ hai, trong độ tuổi trung niên điều bạn cần ưu tiên chính là: Tiết kiệm hưu trí cho bản thân, trả nợ mua nhà, hoặc chi phí cho con cháu trong nhà. Mọi kế hoạch sẽ thế nào khi khoản vay bị trì hoãn hoàn trả hoặc thậm chí là không được hoàn trả? Nó không chỉ ảnh hưởng đến chi tiêu hàng ngày mà còn là cả cuộc sống với những kế hoạch dài hạn.

Thứ ba, ở độ tuổi trung niên, điều bạn cần là một cuộc sống bình yên, không phải là kiếm tiền, cũng không phải là tạo dựng các mối quan hệ để làm ăn. Nhưng việc cho vay tiền có thể phá vỡ cuộc sống bình yên khi mối quan hệ trở nên mâu thuẫn, bạn sẽ liên tục phải nghĩ ngợi, mệt mỏi vì tìm cách đòi lại hay những phiền toái không đáng. Việc phải nhắc nhở hoặc đòi nợ có thể tạo ra áp lực, căng thẳng và thậm chí dẫn đến mâu thuẫn, xung đột trong gia đình hoặc với những người bạn quý mến.

Hạn chế tối đa việc cho vay tiền khi ở độ tuổi trung niên sẽ là lựa chọn thông minh nhất, ảnh: DSD

Vậy khi có ai đó hỏi vay tiền bạn, cần trả lời như thế nào. Điều quan trọng cần nhớ là câu trả lời nên thẳng thắn và ngắn gọn. Tuy nhiên, nội dung trong đó vẫn hàm chứa sự khéo léo khiến cho đối phương không thể trách bạn được

Tôi cần chi trả chi tiêu cho gia đình

Chúng ta đã đến tuổi “trên có già dưới có trẻ” và việc không muốn vay mượn tiền bạc từ bên ngoài là hoàn toàn có lý do. Việc nuôi dưỡng cha mẹ, nuôi nấng con cái, chi phí sinh hoạt hàng ngày, học phí, thậm chí là trả nợ xe cộ, nhà cửa đều là lý do chính đáng để từ chối.

Khó khăn về kinh tế là điều mà mọi người đều phải đối mặt, không liên quan đến việc bạn đã tích lũy được bao nhiêu tài sản hay tương lai phát triển ra sao. Tất nhiên, chúng ta không nên tránh né bằng một câu nói sáo rỗng, mà hãy đưa ra những chi tiết cụ thể như việc phải trả phí quản lý cuối năm, phí đỗ xe, hoặc chi phí cho con cái thi cử, mua thuốc cho cha mẹ, thậm chí là chi phí đi thăm bà con bạn bè. Điều này không chỉ cho thấy bạn thực sự gặp khó khăn mà còn thể hiện sự có trách nhiệm của bạn.

Tôi cần trả nợ cho người khác

Một lý do khác để từ chối mượn tiền một cách hiệu quả là bạn cũng cần phải trả nợ. Bạn có thể giải thích rằng mình đã sử dụng hết tín dụng và cần dùng số tiền vừa nhận được để trả cho người khác. Mọi người thường dễ chấp nhận lý do này hơn.

Càng tránh những cuộc giao dịch về tài chính, cuộc sống của bạn sẽ càng bình yên, ảnh: DSD

Tôi cần giao hết cho vợ/chồng

Việc bạn phải giao hết tiền cho vợ, cho thấy dù bạn có khả năng kiếm tiền nhưng “không có quyền tự quyết định” sử dụng. Việc xin ý kiến từ gia đình, đặc biệt là việc vay mượn tiền, sẽ làm tăng khó khăn cho người muốn vay và khiến họ phải suy nghĩ lại.

Như vậy, qua ba cách trên, chúng ta có thể xử lý những yêu cầu vay mượn tiền mà không cần phải từ chối một cách lạnh lùng. Đây không phải là việc từ chối giúp đỡ một cách vô cảm, mà là cách bảo vệ quyền lợi của bản thân một cách hợp lý khi chúng ta có những lo ngại. Dù mối quan hệ có tốt đến mấy, chúng ta cũng không có nghĩa vụ phải chịu trách nhiệm cho cuộc sống của người khác.

Hơn nữa, có không ít mối quan hệ tan vỡ chỉ vì vấn đề vay mượn tiền bạc. Do đó, cách thức từ chối một cách khéo léo này đòi hỏi chúng ta phải suy nghĩ kỹ lưỡng về các chiến lược.

Tiền bạc là một vấn đề nhạy cảm, chúng ta sử dụng tiền cho rất nhiều mục đích. Để tránh gây tổn thương cho người khác, chúng ta cần phải cẩn trọng và tinh tế hơn nữa.

Nếu người đó không hiểu được hoàn cảnh của bạn, có lẽ mối quan hệ này cũng không cần thiết phải tiếp tục duy trì. Việc từ chối một cách phù hợp cũng có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về suy nghĩ thực sự của họ.

Ở độ tuổi trung niên, quản lý tài chính khôn ngoan là chìa khóa để bảo đảm một cuộc sống an nhàn, ổn định trong những năm về sau. Việc cho vay tiền, dù với ý tốt giúp đỡ người khác, có thể mang lại những rủi ro lớn đối với tài chính cá nhân và mối quan hệ xã hội. Do đó, nếu không thực sự dư dả hoặc có khả năng mất khoản tiền đó, bạn nên cân nhắc kỹ trước khi quyết định cho người khác vay tiền.

https://www.webtretho.com/f/kinh-nghiem-hay-huu-ich/cho-cho-nguoi-khac-vay-tien-khi-ban-da-o-do-tuoi-trung-nien-neu-ai-hoi-vay-cu-tra-loi-3-cau-se-thang?