3 tình huống nên ‘giả nghèo’ sẽ có lợi cho chính mình

Trong cuộc sống, chúng ta thường thấy những người thích khoe khoang, luôn muốn tỏ ra mình là người giàu có về vật chất để được người khác trọng vọng, kính nể. Tuy nhiên, chúng ta không biết rằng việc khoe mẽ như vậy cũng khiến họ phải trả bằng rất nhiều ‘giá đắt’ ví dụ như sẽ thường xuyên phải trả tiền cho bữa ăn tập thể, thường bị mọi người xung quanh hỏi vay tiền, nếu có quà cho biếu tặng thì sẽ bị đánh giá là ‘sao giàu mà cho quà nhỏ xíu vậy’….

Vậy nên, trong cuộc sống có 3 tình huống tốt nhất là nên ‘giả vờ nghèo’ để tránh những rắc rối và thậm chí lại được mọi người cung quanh yêu mến hơn. Đó là những tình huống nào

Giấu sự giàu có trước hàng xóm để giữ hòa khí, tránh rắc rối

Hàng xóm là những người gặp mặt mỗi ngày, nếu thường xuyên khoe khoang sự giàu có, ban đầu có thể mang lại cảm giác thỏa mãn, nhưng lâu dài rất nhiều rắc rối nảy sinh.

Có người sau khi làm ăn phát đạt liền thay đổi cách sống. Họ đổi xe sang, mỗi lần lái vào khu dân cư thích bấm còi ầm ĩ để gây chú ý. Họ khoe khoang về nội thất đắt tiền, hàng hiệu. Ban đầu, mọi người còn xã giao khen ngợi, nhưng dần dần, sự ngưỡng mộ chuyển thành ghen tị. Có những trường hợp thu hút kẻ trộm vì sự phô trương này.

Ngược lại, có những người dù sở hữu khối tài sản đáng kể vẫn sống giản dị. Gặp gỡ xóm giềng, họ niềm nở trò chuyện về những chuyện đời thường. Khi khu phố có hoạt động chung, họ luôn nhiệt tình tham gia, sẵn sàng giúp đỡ mọi người. Nhờ vậy, họ không chỉ tránh được ánh mắt đố kỵ, còn xây dựng được mối quan hệ thân thiện, hài hòa.

Khiêm tốn trước bạn cũ là giữ tình bạn chân thành, không vụ lợi

Những buổi họp lớp luôn gây phản ứng trái chiều, một phần vì có những người khoe khoang sự giàu có. Những người chưa thành công bắt đầu cảm thấy tự ti, khoảng cách giữa bạn bè với nhau ngày càng lớn.

Những tình bạn bền, những buổi họp lớp vui là khi người giàu có, thành công không tỏ thái độ hơn người trong những cuộc gặp. Gặp lại bạn cũ, họ chỉ cùng ôn những kỷ niệm, hỏi thăm về cuộc sống của mỗi người. Họ không giành trả hết hóa đơn để thể hiện sự giàu có mà hỗ trợ hoạt động chung của lớp hoặc các thành viên theo những cách riêng mình.

Giữ sự khiêm tốn trước bạn bè cũ giúp tình bạn luôn trong sáng, không bị vật chất chi phối. Những ai hiểu điều này, chắc chắn biết cách trân trọng những giá trị thực sự trong cuộc sống.

Giấu mình trước họ hàng giúp duy trì tình thân, tránh mâu thuẫn

Quan hệ họ hàng vốn dĩ rất phức tạp, một chuyện nhỏ cũng có thể gây ra xích mích. Những người thích khoe giàu cũng đồng thời thu hút sự ghen tị và bất mãn. Một số người tìm cách vay tiền mà không có ý định trả, số khác thì nói xấu sau lưng, cho rằng mới giàu đã thay đổi. Kết quả, tình thân rạn nứt, những buổi họp mặt gia đình cũng mất đi sự ấm áp.

Giấu mình trước người thân đôi khi có thể tránh được nhiều tranh cãi không cần thiết, giúp tình thân thêm bền chặt.

Những rủi ro đáng sợ khi người khác biết bạn giàu có

Trong cuộc sống, việc có tiền bạc, tài sản là một điều đáng mừng, nhưng nếu sự giàu có bị phô bày quá mức hoặc lọt vào tầm mắt của những người không đáng tin cậy, bạn và gia đình có thể gặp phải nhiều rủi ro không lường trước.

1. Trở thành mục tiêu của kẻ xấu

Khi người khác biết bạn giàu có, bạn có thể vô tình trở thành mục tiêu của kẻ lừa đảo, trộm cắp hoặc thậm chí là tội phạm nguy hiểm. Những kẻ này có thể theo dõi thói quen sinh hoạt của bạn, tìm cách tiếp cận và lợi dụng sự giàu có của bạn để trục lợi. Nhiều vụ cướp giật, đột nhập gia đình đã xảy ra chỉ vì nạn nhân vô tình để lộ tài sản của mình.

2. Bị lợi dụng và vay mượn khó đòi

Nếu bạn giàu có, người quen, họ hàng hoặc thậm chí cả những người bạn ít liên hệ có thể tìm đến để vay tiền. Có những người thật sự gặp khó khăn, nhưng cũng không ít người chỉ muốn lợi dụng sự giàu có của bạn. Khi bạn từ chối, mối quan hệ có thể rạn nứt, gây ra những căng thẳng không đáng có.

3. Ảnh hưởng đến con cái và gia đình

Nếu con cái bạn biết gia đình có nhiều tiền, chúng có thể mất động lực phấn đấu, ỷ lại vào tài sản của cha mẹ và không học cách tự lập. Ngoài ra, môi trường xung quanh cũng có thể ảnh hưởng tiêu cực đến con bạn, khiến chúng sa vào những thói quen tiêu xài hoang phí, thích khoe khoang hoặc bị bạn bè lôi kéo vào những cám dỗ không lành mạnh.

4. Áp lực xã hội và sự ghen ghét

Khi giàu có, bạn có thể bị soi mói và đánh giá nhiều hơn. Người khác có thể đố kỵ, tìm cách gây khó dễ trong công việc, làm ăn hoặc lan truyền những tin đồn không hay về bạn. Trong nhiều trường hợp, sự ghen ghét này có thể dẫn đến những xích mích, mâu thuẫn không đáng có.

Để tránh những rủi ro trên, bạn nên giữ kín tài chính của mình, không khoe khoang tài sản một cách công khai. Dạy con cái cách sống giản dị và trân trọng giá trị lao động cũng là điều quan trọng. Cuối cùng, hãy chọn bạn mà chơi, biết giúp đỡ người khác nhưng cũng cần tỉnh táo để không bị lợi dụng.

https://www.webtretho.com/f/ngam-chuyen-doi/3-tinh-huong-nen-gia-ngheo-se-co-loi-cho-chinh-minh