Nếu thuộc những trường hợp dưới đây, người dùng sẽ bị khóa SIM và thu hồi số điện thoại.
Ngày 30/11/2024 Đời sống Pháp luật đưa tin “Những trường hợp thuê bao di động sẽ bị khóa từ 1/1/2025” như sau:
Nếu thuộc những trường hợp dưới đây, người dùng sẽ bị khóa SIM và thu hồi số điện thoại.
Theo An ninh Thủ đô, từ 2025, thuê bao di động trên toàn quốc sẽ bị khóa SIM hoặc thu hồi số nếu không chuẩn hóa thông tin. Việc bị khóa SIM không chỉ khiến chủ thuê bao không thể thực hiện cuộc gọi hoặc nhận tin nhắn mà còn dẫn đến những rủi ro lớn hơn như mất quyền sở hữu số điện thoại lâu năm, ảnh hưởng đến tài khoản ngân hàng và ví điện tử…
1. Người dùng đăng ký thông tin cá nhân không chính xác
Bộ Thông tin và Truyền thông quy định mọi thuê bao di động phải đăng ký thông tin cá nhân chính xác và đầy đủ. Theo đó, các thông tin cá nhân cần cung cấp kèm theo SIM điện thoại bao gồm tên, ngày sinh, số CMND/CCCD, địa chỉ liên lạc…
Nếu không đăng ký chính xác, cung cấp thông tin giả mạo hoặc không đầy đủ, thuê bao sẽ bị khóa SIM. Số điện thoại sẽ bị thu hồi sau một thời gian nếu không cập nhật thông tin. (Ảnh minh hoạ)
Thuê bao sẽ bị khóa SIM trường hợp không đăng ký chính xác, cung cấp thông tin giả mạo hoặc không đầy đủ và số điện thoại sẽ bị thu hồi sau một thời gian nếu không cập nhật thông tin.
2. Thuê bao không hoạt động trong thời gian dài
Khóa SIM và thu hồi số điện thoại với thuê bao không hoạt động (không gọi điện, nhắn tin, nạp tiền) trong khoảng thời gian từ 3 đến 6 tháng.
Trong trường hợp này, người dùng sẽ nhận được thông báo yêu cầu kích hoạt lại thuê bao của nhà mạng. Nếu không phải hồi trong thời gian quy định, nhà mạng sẽ tiến hành khóa SIM và thu hồi số điện thoại.
3. Không thực hiện cập nhật thông tin theo yêu cầu của nhà mạng
Các nhà mạng sẽ yêu cầu người dùng cập nhật thông tin định kỳ như số CMND/CCCD mới, ảnh chân dung để đảm bảo thông tin của người dùng luôn chính xác, đúng tình trạng hiện tại.
Trường hợp người dùng nhận được yêu cầu cập nhật thông tin nhưng không thực hiện, SIM của người đó có thể bị khóa và sau một thời gian, số điện thoại sẽ bị thu hồi.
Để cập nhật thông tin cá nhân cần thiết, người dùng có thể trực tiếp liên hệ với hotline hoặc tới các điểm giao dịch của nhà mạng để được hỗ trợ.
4. SIM được dùng cho mục đích lừa đảo, vi phạm pháp luật
Luật quy định xử lý nghiêm với các thuê bao bị phát hiện dùng cho mục đích lừa đảo, phát tán thông tin sai sự thật hoặc vi phạm pháp luật.
Những thuê bao sử dụng SIM để lừa đảo, phát tán thông tin sai sự thật hoặc vi phạm pháp luật sẽ bị xử lý nghiêm khắc. (Ảnh minh hoạ)
Nhà mạng sẽ phối hợp với cơ quan chức năng để điều tra và xử lý. Theo đó, nhà mạng sẽ thực hiện khóa SIM và thu hồi số điện thoại. Ngoài ra, người sử dụng SIM điện thoại cho mục đích lừa đảo, vi phạm pháp luật sẽ phải đối mặt với các hình phạt pháp lý.
Ngày 7/12/2024 Thời báo VHNT đưa tin “4 đối tượng sẽ bị khóa SIM, thu hồi số điện thoại kể từ 1/1/2025, là ai?” như sau:
Trường hợp nào cần phải chuẩn hóa thông tin thuê bao
Mới đây, Cục Viễn thông, Bộ Thông tin và Truyền thông đã công bố kế hoạch chuẩn hóa thông tin thuê bao, nhằm giải quyết dứt điểm tình trạng sim rác.
Theo đó, thực hiện Nghị định 49/2017/NĐ-CP trong lĩnh vực viễn thông di động, nhằm tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác quản lý, góp phần giải quyết triệt để tình trạng sử dụng SIM thuê bao di động có thông tin không đúng quy định, thuê bao di động có thông tin chưa chuẩn, không trùng khớp với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư sẽ bị khóa.
Nếu cung cấp thông tin giả mạo hoặc không đầy đủ, thuê bao sẽ bị khóa SIM.
Vậy những trường hợp nào cần phải chuẩn hoá thông tin?
Căn cứ theo khoản 5 Điều 15 Nghị định 25/2011/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Nghị định 49/2017/NĐ-CP) quy định thông tin thuê bao bao gồm:
– Số thuê bao; đối tượng sử dụng cho từng số thuê bao: đối với cá nhân (cho bản thân; cho con đẻ, con nuôi dưới 14 tuổi; cho người được giám hộ; cho thiết bị); đối với tổ chức (cho các cá nhân thuộc tổ chức; cho thiết bị);
– Thông tin trên giấy tờ tùy thân của cá nhân bao gồm:
+ Họ và tên;
+ Ngày tháng năm sinh;
+ Quốc tịch; số, ngày cấp, cơ quan cấp hoặc nơi cấp giấy tờ tùy thân;
+ Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú (đối với người có quốc tịch Việt Nam);
Nếu những thông tin trên của chủ thuê bao chưa trùng khớp các trường thông tin cá nhân lưu trữ tại CSDLQG về dân cư thì cần phải thực hiện chuẩn hoá.
Số giấy tờ, họ tên, ngày sinh,… dùng để đăng ký thuê bao hiện tại chưa trùng khớp thông tin cá nhân lưu trữ tại Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì cần thực hiện chuẩn hoá.
Nhà mạng yêu cầu người dùng cập nhật thông tin cá nhân định kỳ như địa chỉ, số CMND/CCCD mới, ảnh chân dung… Hướng dẫn kiểm tra SIM điện thoại có bị khóa không:
Theo quy định tại Nghị định 49, các thuê bao có thông tin không trùng khớp sẽ nhận được tin nhắn từ nhà mạng yêu cầu cập nhật thông tin. Để kiểm tra xem SIM của bạn có thông tin không đúng hoặc có thể bị khóa hay không, bạn có thể làm theo các cách sau:
– Nhận tin nhắn từ nhà mạng: Nếu thông tin của bạn không chính xác, nhà mạng sẽ gửi tin nhắn yêu cầu cập nhật thông tin cho SIM.
– Gửi tin nhắn đến tổng đài 1414: Soạn tin nhắn theo cú pháp TTTB và gửi đến số 1414 (miễn phí cước tin nhắn). Tổng đài sẽ trả về tin nhắn chứa đầy đủ thông tin của SIM: họ tên, ngày sinh, số CMND/CCCD, nơi cấp, ngày cấp…
Nếu thông tin trong tin nhắn trả về trùng khớp với thông tin của bạn, bạn không cần làm gì thêm. Tuy nhiên, nếu thông tin không trùng khớp, SIM của bạn có thể bị khóa, và bạn cần cập nhật ngay thông tin cá nhân.
Lời khuyên cho người dùng:
– Đảm bảo đăng ký thông tin cá nhân chính xác và đầy đủ ngay từ đầu khi mua SIM.
– Thường xuyên kiểm tra và cập nhật thông tin cá nhân theo yêu cầu của nhà mạng.
– Sử dụng dịch vụ di động thường xuyên, ít nhất là thực hiện cuộc gọi, nhắn tin hoặc nạp tiền định kỳ.
– Tránh các hành vi vi phạm pháp luật khi sử dụng dịch vụ di động.
Việc tuân thủ các quy định này giúp người dùng duy trì kết nối liên lạc và bảo vệ quyền lợi, an toàn thông tin cho cộng đồng. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, người dùng có thể liên hệ với nhà mạng để được hỗ trợ.