5 cái tên bị c:ấm khai sinh ở Việt Nam, cố tình đặt sẽ bị ph:ạt đến 5 triệu đồng

Danh sách những tên cấm khai sinh tại Việt Nam được quy định rõ ràng trong Bộ luật Dân sự và Thông tư 04/2020/TT-BTP hướng dẫn Luật Hộ tịch

Theo Thời báo Văn học Nghệ thuật có bài 5 cái tên bị cấm khai sinh ở Việt Nam, cố tình đặt sẽ bị phạt đến 5 triệu đồng. Nội dung như sau:

Giấy khai sinh là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho cá nhân khi được đăng ký khai sinh; nội dung Giấy khai sinh bao gồm các thông tin cơ bản về cá nhân theo quy định như:

Thông tin của người được đăng ký khai sinh (Họ, chữ đệm và tên; giới tính; ngày, tháng, năm sinh; nơi sinh; quê quán; dân tộc; quốc tịch); thông tin của cha, mẹ người được đăng ký khai sinh (Họ, chữ đệm và tên; năm sinh; dân tộc; quốc tịch; nơi cư trú); Số định danh cá nhân của người được đăng ký khai sinh (khoản 1 Điều 14 Luật Hộ tịch 2014, có hiệu luật thi hành từ ngày 01/01/2016).

5 cái tên bị cấm khai sinh ở Việt Nam, cố tình đặt sẽ bị phạt đến 5 triệu đồng

Việc đặt tên khai sinh cũng được pháp luật quy định cụ thể, ai cũng cần nắm rõ để tránh làm trái với những điều luật quy định. Vì thế, khi đi lấy Giấy khai sinh cho con, cha mẹ cần tránh những cái tên sau đây:

5 cái tên bị cấm khai sinh tại Việt Nam hiện nay

– Tên bằng tiếng nước ngoài: Luật quy định tên công dân Việt Nam phải bằng tiếng Việt hoặc tiếng dân tộc thiểu số của Việt Nam. Ví dụ như Elizabeth, Maradona… sẽ không được chấp nhận.

– Tên bằng ký tự hoặc số: Tên không được đặt bằng số hoặc ký tự đặc biệt không phải là chữ cái. Ví dụ: 1, 2, @, $…

– Tên xâm phạm lợi ích của người khác: Mặc dù trên thực tế, trường hợp này rất hiếm gặp nhưng pháp luật vẫn quy định rõ ràng để bảo vệ quyền lợi của mỗi cá nhân.

– Tên không phù hợp với bản sắc dân tộc, tập quán, truyền thống Việt Nam: Việc đánh giá tên có vi phạm điều này hay không cần xem xét từng trường hợp cụ thể.

– Tên quá dài: Mặc dù chưa có quy định cụ thể về độ dài tối đa của tên, nhưng cha mẹ nên lưu ý tên thường gồm họ, tên đệm và tên chính, thông thường là 3-4 chữ. Tên quá dài sẽ gây khó khăn khi thể hiện trên các giấy tờ và trong cuộc sống hàng ngày. Trước đây từng có đề xuất tên không quá 25 ký tự, tuy nhiên vẫn chưa được phê duyệt.

Hành vi vi phạm quy định về đăng ký khai sinh

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung giấy tờ do cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền cấp để làm thủ tục đăng ký khai sinh.

2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Cảm đoán, làm chứng sai sự thật về việc sinh;

b) Cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật về nội dung khai sinh;

c) Sử dụng giấy tờ của người khác để làm thủ tục đăng ký khai sinh.

3. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tịch thu tang vật là giấy tờ, văn bản bị tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.

Ba mẹ có thể lựa chọn cho con những tên chỉ vẻ đẹp như: Diễm, Kiều, Mỹ, Tuấn, Tú, Kiệt, Quang, Minh, Khôi…

4. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Kiến nghị cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền xem xét, xử lý đối với giấy khai sinh đã cấp do có hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này; giấy tờ, văn bản bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung quy định tại khoản 1 Điều này.

(Điều 37 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP ngày 15 tháng 7 năm 2020 của Chính phủ, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 9 năm 2020).

Theo đó, hành vi cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật về nội dung khai sinh để đăng ký khai sinh có thể bị phạt tiền đến 5.000.000đ và bị xử lý tùy theo tính chất vi phạm đối với giấy khai sinh đã cấp.

Theo báo Người đưa tin ngày 19/12 có bài 7 số tài khoản ngân hàng lừa đảo, người dân cần cảnh giác không chuyển tiền! Nội dung như sau:

Báo Công An Nhân Dân đưa tin, Cơ quan CSĐT Công an quận Liên Chiểu, TP. Đà Nẵng cho biết đã bắt giữ Nguyễn Tấn Thường (SN 1995, trú tại xã An Phú, TP. Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên), đối tượng có hành vi mở nhiều tài khoản ngân hàng để bán cho các đối tượng lừa đảo tại Campuchia.

Đầu tháng 10/2024, Công an quận Liên Chiểu nhận được tin báo từ chị Trương Thị N. (SN 1986, tạm trú tại phường Hòa Minh, quận Liên Chiểu) về việc bị các đối tượng giả danh công an lừa đảo.

Cụ thể, ngày 2/10, chị N. nhận được cuộc gọi từ số điện thoại 0836943676 tự xưng là trực ban Công an xã Hiền Ninh. Người này thông báo với chị rằng “2 người cháu của chị N. chưa làm Căn cước công dân, yêu cầu phải làm gấp” và nói thêm “lát nữa sẽ có anh Nam, công tác tại Công an huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình liên hệ để hướng dẫn”.

Đối tượng khai nhận đã sử dụng 7 tài khoản tại BIDV, VietinBank, Vietcombank, VIB… để phục vụ cho hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản. (Ảnh minh hoạ)

Chiều cùng ngày, chị N. tiếp tục nhận được cuộc gọi từ số 0967971436, đầu dây bên kia tự xưng là “Nam – Công an huyện Quảng Ninh”. Người này yêu cầu chị N. bổ sung các thông tin làm Căn cước công dân cho 2 cháu.

Đồng thời, đối tượng đề nghị chị N. nhập từ khóa “chinhphu.hodancu.com” trên Google rồi làm theo hướng dẫn. Chị N. thực hiện theo bằng cách nhập các thông tin cá nhân, số tài khoản ngân hàng và nhận diện khuôn mặt…

Một lúc sau, chị N. phát hiện tài khoản ngân hàng của mình bị trừ tiền 2 lần với số tiền mỗi lần là 9,9 triệu đồng, lần thứ 3 bị trừ 19 triệu đồng. Tất cả số tiền được chuyển đến số tài khoản 061810876 tại VIB, mang tên Nguyễn Tấn Thường.

Ngay sau khi tiếp nhận tin báo, Công an quận Liên Chiểu xác lập chuyên án, giao Đội Cảnh sát hình sự, kinh tế, ma túy điều tra. Kết quả xác minh cho thấy, Nguyễn Tấn Thường thường xuyên qua lại Campuchia và nghi vấn tham gia hoạt động đánh bạc tại đây.

Khi nắm được thông tin Thường có mặt tại địa phương, Công an quận Liên Chiểu đã nhiều lần cử các tổ công tác vào Phú Yên, tuy nhiên, lúc tiếp cận thì đối tượng đã rời đi trước đó.

Giữa tháng 12/2024, Thường bị cơ quan chức năng Campuchia trục xuất về nước. Công an quận Liên Chiểu phối hợp tại cửa khẩu Mộc Bài (Tây Ninh) để bắt giữ và đưa đối tượng về làm việc.

Tại cơ quan công an, Thường khai nhận từ tháng 4/2024 đã được một người đàn ông (không rõ lai lịch) rủ sang Campuchia bằng đường tiểu ngạch để làm việc. Đến Campuchia, Thường được giao nhiệm vụ đứng ra đăng ký mở tài khoản ngân hàng để nhận nguồn tiền có được từ hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản, sau đó chuyển sang các tài khoản ngân hàng khác.

Mỗi số tài khoản khi nhận được tiền, Thường được trả hoa hồng 8 triệu đồng. Riêng nhiệm vụ giả danh cơ quan chức năng để lừa đảo chiếm đoạt tài sản sẽ giao cho nhóm khoảng 70 đến 80 người Việt Nam (cũng đang làm việc trong cơ sở này).

Trước khi sang Campuchia, Thường đã mở tổng cộng 20 tài khoản ngân hàng, nâng hạn mức mỗi tài khoản lên tối thiểu 3 tỷ đồng để phục vụ hoạt động nhận tiền lừa đảo.

Thường khai nhận đã sử dụng 7 tài khoản để phục vụ cho hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản, tất cả đều mang tên Nguyễn Tấn Thường, bao gồm:

– Ngân hàng VIB, số tài khoản 061810876.

– Ngân hàng Techcombank, số tài khoản 19040027069013.

– Ngân hàng TPBank, số tài khoản 10981888886.

– Ngân hàng MB, số tài khoản 0375588149.

– Ngân hàng BIDV, số tài khoản 8865321980.

– Ngân hàng VietinBank, số tài khoản 109818888839.

– Ngân hàng Vietcombank, số tài khoản 1050621270.

Cơ quan Công an xác định, từ ngày 29/9 đến ngày 9/10, Thường đã nhận được số tiền chuyển vào tài khoản VIB khoảng 6,4 tỷ đồng. Ngay sau khi nhận tiền, Thường đã chuyển toàn bộ số tiền này vào nhiều tài khoản khác nhau.

Hiện Cơ quan điều tra đang tiếp tục truy vết dòng tiền đối với các số tài khoản còn lại của Nguyễn Tấn Thường, đồng thời điều tra mở rộng chuyên án.

Để phục vụ công tác điều tra, Công an quận Liên Chiểu thông báo ai là bị hại của Nguyễn Tấn Thường thì liên hệ số điện thoại 02363841563 hoặc đến trụ sở tại địa chỉ 238 Hồ Tùng Mậu, phường Hoà Minh, quận Liên Chiểu, TP. Đà Nẵng để cung cấp thông tin.