Cuộc gọi có khả năng làm ‘bốc hơi’ hàng chục triệu đồng trong tài khoản

Cuộc gọi có khả năng làm ‘bốc hơi’ hàng chục triệu đồng trong tài khoản

Việc gọi điện thoại để lừa đảo tuy không mới nhưng các đối tượng luôn dùng những chiêu trò mới với thủ đoạn tinh vi để lừa đảo.

Ngày 12/11/2024, Tạp chí Người đưa tin đã đăng tải bài viết với tiêu đề: “Cuộc gọi có khả năng làm ‘bốc hơi’ hàng chục triệu đồng trong tài khoản”. Nội dung cụ thể như sau:

Cuộc gọi từ nhân viên của các ví điện tử giả mạo

VNCERT thông tin, các đối tượng mạo danh nhân viên của các ví điện tử phổ biến hiện nay để liên hệ khách hàng bằng hình thức nhắn tin hoặc liên hệ trực tiếp để hỏi những vướng mắc khi sử dụng dịch vụ. Tiếp đó, đối tượng yêu cầu khách hàng cung cấp thông tin cá nhân hoặc truy cập đường link lạ với mục đích bảo mật như một cách hỗ trợ khắc phục lỗi và sử dụng những thông tin này vào mục đích không chính đáng.

Đây là chiêu trò lừa đảo, lợi dụng uy tín của thương hiệu và lòng tin của người dùng nhằm chiếm đoạt tài sản của khách hàng.

“Tuy không phải là hình thức lừa đảo mới, nhưng với tiểu xảo tinh vi, nhiều khách hàng vẫn bị thuyết phục và mắc bẫy”- VNCERT nhấn mạnh. (Ảnh minh hoạ)

Sau đó, các đối tượng dùng nhiều chiêu thức để chiếm đoạt tiền trong ví điện tử của người dùng. Đối tượng lừa đảo sẽ thường xuyên hối thúc người dùng bấm vào đường link vì link lạ có thời hạn chỉ trong vài phút, quá thời hạn này sẽ hết hiệu lực để kiểm tra và khắc phục lỗi.

Sau khi người dùng bị chiếm quyền điều khiển và trừ tiền trong ví, lúc này đối tượng sẽ chặn liên lạc hoặc ngắt kết nối ngay lập tức.

Trung tâm VNCERT/CC khuyến cáo người dùng nâng cao cảnh giác và tuyệt đối không nhập thông tin tài khoản, mật khẩu thanh toán, mã OTP vào bất kỳ đường dẫn, trang web nào, ứng dụng nào được cung cấp bởi người lạ.

  • Cuộc gọi từ nhân viên bảo hiểm giả mạo

Theo VNCERT/CC, hành vi giả mạo thương hiệu doanh nghiệp bảo hiểm để gửi tin nhắn, gọi điện thoại với nội dung ‘được nhận tiền bảo hiểm’ hoặc đề nghị ‘thanh toán tiền bảo hiểm’ nhằm lừa đảo, chiếm đoạt tài sản cũng là chiêu lừa phổ biến khác.

Về thủ đoạn cụ thể, VNCERT/CC cho hay, đối tượng lừa đảo sử dụng số điện thoại lạ, giả mạo để gửi tin nhắn, gọi điện thoại dẫn dụ người dân liên hệ với nhân viên của công ty bảo hiểm, đến địa chỉ chúng yêu cầu nhận tiền bảo hiểm hoặc liên hệ công an xác minh.

VNCERT/CC khuyến nghị người dân không cung cấp cho đối tượng lạ các thông tin về hợp đồng bảo hiểm, CCCD, tài khoản ngân hàng,… (Ảnh minh hoạ)

Tiếp đó, với lý do cần xác thực cung cấp thông tin, cần nộp phí để nhận tiền bảo hiểm hoặc được thanh toán tiền bảo hiểm, các đối tượng lừa đảo yêu cầu khách hàng gọi điện thoại để xác nhận thông tin, hoặc cung cấp các thông tin cá nhân quan trọng như số căn cước công dân, mật khẩu, mã PIN, mã OTP… Sau khi người dân cung cấp những thông tin này, kẻ lừa đảo thực hiện hành vi chiếm đoạt tiền trong tài khoản khách hàng.

VNCERT/CC khuyến nghị người dân không cung cấp cho đối tượng lạ các thông tin về hợp đồng bảo hiểm; căn cước công dân, cũng như không cung cấp số tài khoản cá nhân và các chứng từ cá nhân khác… Người dùng cũng được khuyên nên vào các trang web chính thống của công ty bảo hiểm để tra cứu thông tin.

Trước đó, báo Tổ quốc đã đăng tải bài viết với tiêu đề: “Cảnh giác cuộc gọi có khả năng làm ‘bốc hơi’ hàng chục triệu đồng trong tài khoản”. Nội dung cụ thể như sau:

Ngày 26/11, Công an TP.HCM đã có cảnh báo tới người dân cảnh giác việc người lạ liên hệ qua điện thoại, Zalo, Facebook… tự xưng là công an rồi yêu cầu, hướng dẫn đăng ký, kích hoạt ứng dụng VNeID. Công an khẳng định đây là hình thức nhằm đánh cắp thông tin cá nhân người dân và thực hiện hành vi lừa đảo.

Công an TP.HCM khẳng định lực lượng công an chỉ hỗ trợ kích hoạt định danh điện tử trực tiếp cho người dân, không hướng dẫn kích hoạt qua gọi điện thoại, nhắn tin. (Ảnh minh hoạ)

Theo Công an TP.HCM, thời gian gần đây xuất hiện thủ đoạn giả danh cơ quan công an gọi điện thoại cho người dân hướng dẫn cài đặt ứng dụng VNeID giả mạo, kích hoạt tài khoản định danh điện tử.

Lợi dụng việc nắm bắt chưa đầy đủ các thông tin liên quan đến việc cài đặt VNeID của người dân, kẻ xấu đã gọi điện, sau đó gửi đường link qua tin nhắn Zalo, Facebook… yêu cầu người dân truy cập và cài đặt ứng dụng VNeID giả mạo (có giao diện giống với ứng dụng VNeID thật).

Công an TP.HCM khẳng định, lực lượng công an chỉ hỗ trợ kích hoạt định danh điện tử trực tiếp cho người dân, không hướng dẫn kích hoạt qua gọi điện thoại, nhắn tin. Người dân chỉ cài đặt ứng dụng VNeID từ nguồn chính thống (CH Play đối với thiết bị Android, App Store đối với iPhone).

Người dân tuyệt đối không cài đặt ứng dụng VNeID từ các nguồn không chính thống, từ các đường link lạ. Người dân thắc mắc về ứng dụng VNeID thì liên hệ với cảnh sát khu vực hoặc cơ quan công an gần nhất, hoặc qua đường dây nóng Bộ Công an, Công an TP.HCM, công an nơi cư trú.

VNeID là gì?

VNeID là một ứng dụng trên các thiết bị di động được phát triển bởi Trung tâm dữ liệu quốc gia về dân cư (Bộ Công an) trên nền tảng cơ sở dữ liệu về định danh, dân cư cũng như xác thực điện tử.

VNeID được xây dựng với mục đích thay thế cho giấy tờ truyền thống. Ứng dụng được xây dựng trên nền tảng cơ sở dữ liệu về định danh, dân cư và xác thực điện tử, cung cấp các tiện ích phát triển công dân số, chính phủ số, xã hội số. (Ảnh minh hoạ)

Ứng dụng VNeID hỗ trợ tích hợp các thông tin người dùng và tính năng đa dạng, thay thế được Căn cước công dân (CCCD) gắn chip cùng với các loại giấy tờ cá nhân được tích hợp trong tài khoản định danh điện tử của người dân.

Do đó, ứng dụng VNeID sẽ giúp hạn chế các loại giấy tờ mà người dân cần mang theo để tránh bị mất. Ứng dụng VNeID đem lại những tiện ích về chính phủ số, xã hội số, phát triển dân số, hỗ trợ công dân có thể khai báo di chuyển nội địa và nhiều thủ tục hành chính khác một cách đơn giản và nhanh chóng nhất.