Hà Nội: Người đàn ông bất ngờ lao vào tàu hỏa tự vẫn
(Dân trí) – Công an quận Hoàng Mai đang làm rõ vụ việc một người đàn ông có hành vi đứng giữa đường ray tàu hỏa tự vẫn, xảy ra trên địa bàn phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai vào sáng nay.
Sáng 14/8, trao đổi với phóng viên Dân trí, đại diện Công an quận Hoàng Mai (Hà Nội) cho biết, vào lúc 6h35 cùng ngày, tại khu vực đường tàu ngõ 48 Ngọc Hồi, phường Hoàng Liệt, anh Ngô Văn T. (SN 1971, quê Bình Định) chạy ra đứng giữa đường ray tàu hỏa và bị tàu SE7 (Hà Nội – Sài Gòn) húc văng khoảng 8m dẫn đến tử vong.
Sau khi nhận tin báo, Công an phường Hoàng Liệt có mặt bảo vệ hiện trường, phối hợp với Công an quận Hoàng Mai làm rõ vụ việc.
Đội Điều tra Tổng hợp, Công an quận Hoàng Mai đang thụ lý làm rõ vụ tai nạn trên.
Theo một số nhân chứng, thời gian trên, anh Ngô Văn T. có xảy ra cự cãi với một người rồi lao ra đường tàu quyên sinh. Tuy nhiên thông tin này đang được cơ quan chức năng kiểm chứng.
xem thêm:
Vỉa hè Hà Nội đâu lại vào đó sau hơn một năm giành lại
Hà Nội – Sau hơn 1 năm từ cuộc tổng kiểm tra lập lại trật tự lòng đường, vỉa hè, tình trạng lấn chiếm vỉa hè ở Hà Nội không hề thuyên giảm.
Cuối tháng 2.2023, các quận nội thành của TP Hà Nội đồng loạt ra quân giành lại vỉa hè cho người đi bộ.
Thời điểm đó, lãnh đạo từ thành phố đến các quận, huyện đều thể hiện quyết tâm lập lại trật tự lòng đường, vỉa hè.
Thế nhưng sau một năm rưỡi kể từ cuộc tổng kiểm tra, trên nhiều tuyến phố của quận Cầu Giấy, Ba Đình, Đống Đa, Thanh Xuân…, tình trạng lấn chiếm vỉa hè vẫn liên tục tái diễn.
Theo ghi nhận của Lao Động những ngày tháng 8.2024, trên nhiều tuyến phố của phố cổ như Hàng Giầy, Hàng Chiếu, Hàng Tre…, phần vỉa hè vẫn liên tục bị các hộ kinh doanh chiếm dụng để bày bán hàng hóa.
Du khách phải đi bộ xuống lòng đường, đối mặt với nguy cơ tai nạn giao thông, khung cảnh phố phường trở nên lộn xộn, mất mỹ quan đô thị.
Tương tự, phần vỉa hè, gầm cầu đi bộ trên đường 70 cạnh cổng Bệnh viện K (tại xã Tân Triều, Thanh Trì, Hà Nội) vẫn bị nhiều người chiếm dụng làm nơi gửi xe trái phép.
Những bãi xe này chiếm trọn vỉa hè, tràn ra cả lòng đường khiến việc đi lại của người dân gặp nhiều khó khăn.
Là bệnh nhân điều trị tại Bệnh viện K, ông Nguyễn Đình Tuấn (Thanh Xuân, Hà Nội) bức xúc chia sẻ, hàng ngày, mỗi khi muốn ra đường đi dạo đều phải đi xuống lòng đường vì vỉa hè đã bị xe máy phủ kín. Dù các lực lượng chức năng nhiều lần ra quân dọn dẹp nhưng mãi không thấy được xử lý triệt để.
“Chính quyền ra quân thì dẹp được trong lúc họ có mặt ở đấy. Mọi người thu gọn vào nhưng sau khi lực lượng chức năng đi, chỉ cần đến cuối đường là đầu đường đã bày ra lại, y như cũ”, ông Tuấn cho biết thêm.
Cách đó không xa, mặt đường Nguyễn Xiển, Thanh Xuân, từ đoạn ngã tư giao với đường Nguyễn Trãi đến ngã tư Nguyễn Xiển – Kim Giang, hàng loạt showroom, cửa hàng sửa chữa mua bán ôtô… đỗ ôtô, xe máy tràn từ vỉa hè xuống lòng đường.
Vỉa hè đường cả hai bên đều khá rộng nhưng trước nhiều cửa hàng bán ôtô tại con đường này, ôtô dừng đỗ đã chiếm gần hết diện tích.
Tại đường Đê La Thành, nhiều cửa hàng đồ gỗ nội thất đã chiếm dụng vỉa hè làm nơi trưng bày hàng hóa.
Nhiều ôtô, xe máy dừng mua trực tiếp, không đỗ xe đúng nơi quy định làm cho phần đường trở nên chật hẹp, khiến người đi bộ phải đi xuống lòng đường.
Sống tại phố Núi Trúc, bà Nguyễn Thanh Thảo cho biết, tình trạng người và xe đi chung dưới lòng đường, còn vỉa hè phải nhường chỗ cho hàng quán và xe dừng đỗ vẫn thường xuyên xảy ra tại đây.
Theo bà Thảo, đầu năm 2023, chính quyền đã tiến hành kiểm tra và xử phạt quyết liệt, những người chiếm dụng vỉa hè giữ ý thức được 3-4 tháng, sau đó đâu lại vào đấy nên không còn chỗ cho người đi bộ.
Ông Tạ Ngọc Thành – Phó Chủ tịch UBND phường Tràng Tiền cho biết, trường hợp lấn chiếm vỉa hè khu vực hồ Hoàn Kiếm để kinh doanh đồ uống có người là công dân của phường, nhưng cũng có người là công dân của các phường lân cận.
Có trường hợp là hoàn cảnh khó khăn, tuy nhiên đã vi phạm thì phường Tràng Tiền vẫn quyết liệt để xử lý và tuyên truyền. Thời gian tới, phường có sắp xếp, đề xuất phương án tạo vị trí kinh doanh cho trường hợp này, đảm bảo cuộc sống.
Đối với trường hợp lấn chiếm vỉa hè để kinh doanh sẽ bị xử lý 2.500.000 đồng/trường hợp.
Thông tin từ Công an quận Tây Hồ, trong gần 8 tháng đầu năm 2024 (15.12.2023 đến hết 7.8.2024), Công an quận đã kiểm tra xử phạt 9.444 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông, trật tự đô thị trên địa bàn quận, phạt tiền 9.771.200.000 đồng. Trong đó, lấn chiếm lòng đường, hè phố là 440 trường hợp, bán hàng rong là 2.287 trường hợp.