Khi cơm chín có cần rút phích cắm nồi cơm điện hay không: Câu trả lời thật bất ngờ

Hiện nay, nồi cơm điện được coi là một thiết bị không thể thiếu trong mỗi gia đình. Dù đã sử dụng trong thời gian dài, nhưng một câu hỏi vẫn khiến nhiều người thắc mắc: Khi cơm chín, có nên rút phích cắm nồi cơm điện ngay không? Thực tế, nhiều người lại vô tình thực hiện sai mà không biết.

Khi cơm đã chín, đa số nồi cơm điện sẽ tự động chuyển sang chế độ giữ ấm, duy trì nhiệt độ từ 60-70°C để cơm luôn nóng. Chế độ này tuy tiện lợi nhưng cũng tiêu thụ một lượng điện nhất định.

Theo chuyên gia, nếu nồi ở chế độ giữ ấm trong nhiều giờ, điện năng tiêu hao có thể tăng thêm từ 20-30% so với khi chỉ nấu chín. Cụ thể, nồi cơm điện tiêu thụ khoảng 600-1500W khi nấu và khoảng 40-140W khi giữ ấm. Nếu để giữ ấm suốt đêm (khoảng 10 tiếng), điện năng có thể tăng thêm từ 0.4-1.4 kWh. Đối với các gia đình có thói quen nấu vào buổi sáng và giữ ấm đến trưa hoặc tối, chi phí điện sẽ càng tăng.

Vì vậy, để tiết kiệm điện, bạn nên rút phích cắm nồi cơm điện sau khi cơm đã chín và chỉ dùng chế độ giữ ấm khi thật cần thiết. Điều này không chỉ giúp tiết kiệm điện mà còn kéo dài tuổi thọ nồi cơm điện, tránh tình trạng quá nhiệt kéo dài.

Lợi ích khi rút phích cắm nồi cơm điện sau khi cơm chín:

  1. Tiết kiệm chi phí điện: Mỗi giờ giữ ấm tiêu tốn từ 4-6% công suất tiêu thụ điện của nồi. Nếu rút phích cắm sau khi nấu xong, gia đình có thể tiết kiệm được một khoản chi phí điện không nhỏ.
  2. Kéo dài tuổi thọ thiết bị: Giữ ấm liên tục dễ gây quá nhiệt và làm hỏng linh kiện bên trong nồi cơm. Rút phích cắm sau khi nấu giúp thiết bị bền hơn.
  3. Đảm bảo an toàn: Nồi cơm điện cũ hoặc kém chất lượng có thể gặp sự cố khi giữ ấm lâu. Rút phích cắm sẽ giảm thiểu rủi ro chập điện, cháy nổ, đảm bảo an toàn cho gia đình.

Ngoài ra, cần lưu ý không nên dùng ổ cắm chung với các thiết bị có công suất cao khác. Phích cắm của nồi phải tương thích với ổ cắm để tránh chập điện, gây hư hỏng nồi cơm và nguy hiểm cho người dùng.

Không bấm nút nấu lại nhiều lần

Không nên bấm nút nấu nhiều lần để tránh gây hỏng rơ-le trong nồi. Rơ-le là bộ phận điều chỉnh nhiệt độ và thời gian nấu, nếu hoạt động không ổn định sẽ ảnh hưởng đến chất lượng cơm và dễ gây hư hỏng nồi. Để nồi cơm hoạt động bền bỉ, nên tuân thủ hướng dẫn của nhà sản xuất và hạn chế việc nhấn nút nấu lại quá nhiều lần.

Các thiết bị gia đình nên rút phích cắm khi không sử dụng

Không chỉ nồi cơm điện, nhiều thiết bị khác trong gia đình cũng cần rút phích cắm khi không dùng để giảm lãng phí điện:

  1. Sạc điện thoại: Rút ra khi không sạc để tiết kiệm điện và tăng tuổi thọ cho sạc.
  2. Bình đun siêu tốc: Sau khi đun xong, nên rút phích để tránh hao điện và đảm bảo an toàn.
  3. Lò vi sóng: Dù ở chế độ chờ, thiết bị này vẫn tiêu thụ điện. Rút phích để tránh tiêu hao không cần thiết.
  4. TV và thiết bị giải trí: TV, đầu DVD, dàn âm thanh khi không dùng cũng nên rút điện.
  5. Máy tính, laptop: Tắt máy và rút phích khi không dùng lâu.

Rút phích cắm nồi cơm điện sau khi cơm chín không chỉ giúp tiết kiệm điện mà còn bảo vệ thiết bị và đảm bảo an toàn. Thay vì phụ thuộc vào chế độ giữ ấm, có thể sử dụng hộp giữ nhiệt nếu cần bảo quản cơm trong vài giờ. Đồng thời, chú ý rút phích cắm các thiết bị điện khác khi không dùng để giảm hóa đơn tiền điện hàng tháng.

Với những thay đổi nhỏ nhưng ý nghĩa, chúng ta có thể xây dựng thói quen tiết kiệm điện, góp phần bảo vệ môi trường và tạo cuộc sống bền vững hơn.

Theo Tạp chí Sở hữu trí tuệ Copy link