Quan điểm của phụ huynh này nhận được rất nhiều sự chú ý của cộng đồng mạng.
Báo Phụ nữ số ngày 19/10 đưa thông tin với tiêu đề: Quan điểm gây bão: Chỉ khi việc tặng quà biến mất hoàn toàn, học sinh mới thực sự có một môi trường giáo dục lành mạnh. Với nội dung như sau:
Quan điểm của phụ huynh này nhận được rất nhiều sự chú ý của cộng đồng mạng. Đang đi làm, ông bố nhận được cuộc gọi từ cô giáo yêu cầu đến trường gấp rồi suýt ngất khi thấy sinh vật lạ bên trong balo của con Cảnh tượng trong KTX của một nam sinh khiến hàng nghìn người “nóng mắt” 2,1 triệu người theo dõi cảnh ông bố đón “con gái rượu” ở ga tàu
– Dưới đây là bài viết của Blogger “Trong nhà có một em bé đáng yêu”, một blogger nổi tiếng ở Trung Quốc, chuyên về chủ đề giáo dục. Quan điểm về việc “không tặng quà” cho giáo viên của blogger này đã thu hút rất nhiều sự chú ý của cộng đồng mạng. Xin được chia sẻ dưới đây:
Có một vài người bạn của tôi trong những năm gần đây đã nhắc đến vấn đề này: Khi con bạn vào mẫu giáo, hãy chuẩn bị tinh thần để tặng quà cho giáo viên! Vào những dịp lễ, thậm chí ngay cả những ngày không quan trọng như Ngày Quốc tế Phụ nữ, bạn cũng phải chuẩn bị một món quà hậu hĩnh. Bạn tự cân nhắc xem mình phải làm gì.
Tôi đã nhiều lần nói với bạn bè rằng: Tôi không tặng quà, tôi phản đối việc tặng quà.
Bạn bè nói: Nếu bạn không tặng quà, người chịu thiệt thòi sẽ là con bạn, đó chính là thực tế.
Tôi không tin vào cái “thực tế” này, tôi vẫn tin rằng có những giáo viên không nhận quà.
Con gái tôi hiện đang học lớp mẫu giáo nhỏ. Mặc dù còn nhỏ tuổi nhưng cháu đã học từ lớp nhà trẻ, và cũng đã trải qua một năm học ở trường. Tôi chưa hề tặng một đồng nào, nhưng con tôi vẫn vui vẻ, hạnh phúc ở trường, và giáo viên rất tận tâm, chu đáo.
Thực tế, tôi nghĩ điều này có phần may mắn. Tôi đã gặp được những giáo viên tốt. Trước đây, có phụ huynh tặng quà cho giáo viên nhưng giáo viên đã từ chối. Giáo viên của con tôi rất quý trọng danh dự của mình. Đó cũng là một phần của may mắn.
Tại sao tôi phản đối việc tặng quà cho giáo viên
Hôm qua, một phụ huynh nhắc đến ý định muốn tặng quà cho giáo viên. Đó là một người bạn khá thân với tôi, và tôi đã thuyết phục cô ấy dừng lại. Cuối cùng, cô ấy đồng ý với quan điểm của tôi.
Phụ huynh tại sao lại muốn tặng quà?
Không ai tự nhiên đi tặng quà cả, tặng quà luôn kèm theo một yêu cầu. Chúng ta tặng quà cho giáo viên chủ yếu là hy vọng giáo viên sẽ quan tâm đặc biệt đến con mình. Nếu tặng quà mà con không được chăm sóc đặc biệt, phụ huynh sẽ quay lại trách móc giáo viên.
Điều này ai cũng hiểu.
Nếu giáo viên đã nhận quà một lần, họ chắc chắn sẽ không chỉ dừng lại ở một lần. Nhận quà chỉ có hai khả năng: Một lần duy nhất hoặc vô số lần.
Ban đầu, một phụ huynh tặng quà bí mật, và con của họ nhận được sự chú ý đặc biệt từ giáo viên. Sau đó, những phụ huynh khác biết chuyện và cũng bắt đầu tặng quà, mong giáo viên chú ý nhiều hơn đến con mình… Cứ như vậy, không khí trong lớp học dần trở nên xấu đi, hầu hết các phụ huynh đều tặng quà cho giáo viên.
Nhưng giáo viên không thể dành sự chú ý đặc biệt cho tất cả các học sinh. Điều này là chắc chắn vì sức lực của con người là có hạn.
Khi tặng quà trở thành xu hướng, giáo viên sẽ không hài lòng với những món quà nhỏ. Họ sẽ phân biệt đối xử dựa trên giá trị quà tặng mà phụ huynh mang đến (đừng nghi ngờ, một giáo viên nhận quà chắc chắn sẽ làm điều này). Điều đó khiến phụ huynh rơi vào một vòng luẩn quẩn, dù bạn có chọn quà kỹ lưỡng đến đâu, giáo viên có thể không hài lòng vì luôn có người tặng quà giá trị hơn.
Đây chính là lý do quan trọng tại sao chúng ta không nên tặng quà. Mong muốn ban đầu của phụ huynh sẽ không được đáp ứng, mà ngược lại sẽ làm tăng chi phí đi học của con và gia tăng rủi ro bị giáo viên đối xử lạnh nhạt.
Ảnh minh họa Khi giáo viên nhận quà, nguyên tắc và đạo đức nghề nghiệp của họ sẽ bị phai nhạt
Một người có thể thay đổi, kể cả giáo viên.
Tôi từng quen một giáo viên tiểu học, khi mới bắt đầu sự nghiệp, cô ấy rất tâm huyết và yêu nghề. Cô mong muốn đào tạo những học sinh xuất sắc.
Nhưng mọi thứ thay đổi khi cô ấy nhận món quà đầu tiên.
Vào năm thứ ba làm việc, khi cô ấy được bổ nhiệm làm giáo viên chủ nhiệm, một phụ huynh nhiệt tình đưa cho cô ấy thẻ quà trị giá 1000 Nhân dân tệ. Dù cô ấy từ chối, nhưng phụ huynh vẫn ép buộc cô nhận.
Từ đó, cô ấy dần dần nhận quà một cách bí mật. Hết thẻ quà tặng siêu thị, đến mỹ phẩm không sử dụng hết, và vào mỗi dịp lễ, lại có thêm phong bì tiền.
Cô dần bị tha hóa. Ban đầu, cô yêu quý tất cả học sinh, nhưng sau đó, cô chỉ ưu ái những em mà phụ huynh tặng quà nhiều nhất.
Ban đầu, cô rất ghét việc giáo viên “lạnh lùng” với học sinh, nhưng rồi chính cô lại trở thành người như vậy.
Khi một giáo viên bắt đầu nhận quà, đạo đức nghề nghiệp của họ sẽ dần biến mất, và học sinh sẽ trở thành “miếng mồi”, còn phụ huynh là những con cá phải “cắn câu”.
Kết luận:
Đây là lý do tại sao tôi phản đối việc tặng quà cho giáo viên. Tặng quà không giải quyết vấn đề, mà chỉ tạo thêm rắc rối và mâu thuẫn. Việc tặng quà biến giáo viên trở nên tham lam, không còn đạo đức nghề nghiệp.
Một giáo viên yêu nghề sẽ không nhận quà, và một phụ huynh hiểu rõ vấn đề sẽ không tặng quà.
Chỉ khi việc tặng quà biến mất hoàn toàn, học sinh mới thực sự có một môi trường giáo dục lành mạnh.
Tiếp đến, báo Phụ nữ mới cũng có bài đăng tương tự với thông tin: Hành động “ngược đời” của cô giáo ở TP.HCM trong dịp lễ 20/10 khiến phụ huynh cảm độngNội dung được báo đưa như sau:
Trong lúc nhiều người đang băn khoăn có cần tặng quà 20/10 cho giáo viên hay không thì mới đây, cô giáo Lương Thị Tuyết Mai (trường THCS Trường Thọ, TP. Thủ Đức) đã tự tay chuẩn bị quà cho hơn 20 bạn nữ trong lớp. Mỗi món quà là chiếc ví nhỏ cùng 1 kẹp tóc xinh yêu được đựng trong túi giấy khiến nhiều phụ huynh bất ngờ và cảm động vì sự chu đáo, tỉ mỉ, tinh tế của giáo viên này.
Chị T.L, người chia sẻ câu chuyện nhận định, đây là món quà mang giá trị tinh thần vô cùng lớn cho các con – nhất là khi năm nay là năm đầu cấp. Tình yêu thương, sự quan tâm của cô sẽ là động lực rất lớn để các con có một hành trình đầy hạnh phúc tại ngôi trường cấp 2.
Trước đó, chị cho biết, cô giáo vẫn luôn quan tâm tới học sinh bằng những hành động nhỏ bé đáng yêu như thế. Mỗi ngày con đi học về đều kể với mẹ, tiết học nào cô cũng cho các con đồ ăn vì sợ học sinh đói bụng, đến nỗi các bạn còn bảo nhau “chắc cô đi dạy vì đam mê”. Cô cũng luôn có những phần quà nho nhỏ khích lệ tinh thần cho các bạn…
Phụ huynh này nói thêm, chị tin rằng ngoài kia còn rất nhiều thầy cô tâm huyết với nghề như vậy. Chẳng qua mọi người thường ít ca ngợi vì nghĩ đó là trách nhiệm – nghĩa vụ – là công việc của thầy cô. Ở lớp con chị, không chỉ riêng cô chủ nhiệm, mà tất cả các bộ môn khác, con đều nhận xét các giáo viên rất có tâm, khiến con yêu thích việc học.
Trong những ngày dư luận tranh cãi liên tục chuyện quà cáp, câu chuyện được phụ huynh này chia sẻ như một luồng năng lượng tích cực được nhiều người yêu thích.
Không ít phụ huynh cũng tranh thủ “khoe” giáo viên của con.
– Giống y cô giáo lớp 1 con mình. Bạn nào phát biểu, viết bài sạch đẹp là cô cho quà bánh. 1 lần phát biểu được 1 mặt cười, 5 mặt cười thì đổi được đồ chuốt bút chì, cô tự bỏ tiền túi mua 3 cây quạt lắp cho lớp vì thấy học sinh nóng. 6h10 sáng cô đã có mặt tại lớp vì nhiều phụ huynh đi làm cho con đi học sớm, có cô cũng yên tâm.
– Con gái mình từ lúc vào lớp 1 đến nay năm nào cũng gặp được cô giáo tốt. Cô luôn có những món quà nhỏ để khích lệ tinh thần khi các con học và làm bài tốt. Vào những ngày lễ của phụ nữ cô luôn chuẩn bị kẹp tóc xinh xắn cho các bé gái và kẹo bánh cho cả lớp. Tết cô còn lì xì đầu năm cho các con lấy hên. Tuy rằng không nhiều nhưng các con vui lắm. Con mình học trường công lập quận Bình Thạnh. Năm nay bé học lớp 5 rồi. Mình luôn biết ơn các cô và bảo mẫu của trường.
Nếu có một món quà muốn gửi tặng đến thầy cô, thì đó nhất định không phải là phong bì “nặng hay nhẹ” mà là sự hiểu biết và tôn trọng công việc của giáo viên.
Một tin nhắn chúc mừng ngắn gọn và phù hợp, vài từ miêu tả sự tiến bộ của trẻ cùng lời cảm ơn; Hợp tác với giáo viên để giáo dục, hướng dẫn trẻ; Không đổ hết trách nhiệm lên vai giáo viên, tích cực tham gia các buổi họp phụ huynh, dành thời gian đồng hành cùng con… Đó đều là những hình thức tôn trọng quý giá nhất mà phụ huynh có thể dành cho những người đưa đò thầm lặng hàng ngày đưa con mình đến bến bờ xán lạn.