Có một chuyện kể ra chắc chẳng ai tin. Bố chồng tôi hưởng dương 52 tuổi, sáng hôm đó mới an táng xong, vậy mà chiều mẹ chồng tôi đã chẳng ngoảnh đầu lại, vội vàng bắt xe khách lên thành phố đi làm.
Đáng nói hơn, trong suốt đám tang, bà không hề rơi một giọt nước mắt nào. Dân làng xì xào bàn tán, bảo bà tâm địa sắt đá. Nhưng tôi biết, câu chuyện đằng sau không hề đơn giản như mọi người nghĩ. Cuộc đời mẹ chồng và bố chồng tôi là chuỗi ngày dài cay đắng và đầy sóng gió. Bố chồng tôi là người vô cùng ích kỷ, chưa bao giờ quan tâm đến cảm xúc của người khác.
Tôi vẫn nhớ như in những bữa cơm gia đình, chẳng khác nào một trận chiến. Bữa cơm nào ông cũng mắng mỏ bà, đôi lúc còn “thượng cẳng tay, hạ cẳng chân” với bà. Tôi chứng kiến tất cả, uất ức lắm nhưng chẳng dám hé răng.
Cho đến một lần, bố chồng tôi lại giở thói vũ phu, tôi không thể nhịn được nữa liền kéo tay ông lại, nhưng sức ông khỏe hơn, ông vung tay tát tôi, thế là tôi cắn mạnh vào tay ông. Ông đau điếng kêu lên, rồi mới chịu tha cho mẹ chồng tôi.
Tôi nhìn thẳng vào ông và nói: “Ông đánh vợ ông tôi không can thiệp, nhưng ông mà đánh mẹ chồng tôi thì không được!”.
Trong một lần nhậu say, về khuya, ông bị đột quỵ, ngã ở hàng rào cạnh nhà. Có một người hàng xóm đi làm ca đêm về nhìn thấy, hô hoán thì mọi người mới biết, đưa ông đến bệnh viện, tuy mạng sống giữ lại được nhưng bố chồng tôi bị liệt toàn thân, phải nằm một chỗ.
Ảnh minh họa.
Mẹ chồng tôi đành phải chăm sóc ông, nhưng tính khí ông vẫn chẳng thay đổi, mỗi lần bà đút cơm cho ông đều bị ông mắng mỏ hoặc phun cơm vào người. Mẹ chồng tôi không chịu đựng được nữa mới bàn với chồng tôi, muốn đưa bố chồng vào viện dưỡng lão.
Bà nói: “Mẹ định đưa bố con vào viện dưỡng lão. Con yên tâm, mẹ sẽ đi làm kiếm tiền, tự lo liệu chi phí, không phiền đến các con”.
Nhưng chuyện này đến tai mấy cô em chồng, họ liền kéo đến nhà chửi bới om sòm.
Tôi lúc đó không kiềm chế được, đứng chắn trước mặt mẹ chồng, quát thẳng vào mặt họ: “Ai thấy mình có hiếu thì đón bố về mà nuôi! Còn nếu để tôi lo thì chỉ có nước đưa vào viện dưỡng lão!”.
Nghe tôi nói vậy, họ im bặt.
Mẹ chồng tôi không muốn tiếp tục sống trong cảnh bị người thân hành hạ, nên đã theo một người quen lên thành phố làm giúp việc.
Mỗi tháng bà đều gửi tiền về cho tôi, bảo tôi đóng tiền viện dưỡng lão cho bố chồng. Tôi bảo bà cứ giữ lấy mà dùng, nhưng bà không chịu, cứ khăng khăng đó là trách nhiệm của bà.
Sau đó, bố chồng tôi lại lên cơn đột quỵ ở viện dưỡng lão, được đưa vào bệnh viện nhưng không qua khỏi.
Ảnh minh họa.
Tối hôm trước ngày an táng, mẹ chồng tôi mới về nhà. Từ đầu đến cuối, bà không hề rơi một giọt nước mắt.
Cô em chồng thấy vậy bèn nói bóng gió, bảo mẹ chồng tôi nhẫn tâm. Tôi nghe không lọt tai, liền nói với cô ấy: “Muốn khóc thì cứ khóc, đừng có nói xấu người khác! Lúc ông còn sống, có thấy cô ló mặt đến chăm ngày nào đâu, giờ muốn thể hiện điều gì?”.
Sáng hôm đó, sau khi an táng bố chồng xong, mẹ chồng tôi ở nhà dọn dẹp nhà cửa một lát rồi lại khăn gói ra đi. Nhìn bóng lưng bà khuất dần, lòng tôi trào dâng cảm xúc khó tả.
Tôi biết, mẹ chồng tôi đang bắt đầu sống cho chính mình.
Chặng đường bà đã đi qua thật quá đỗi nhọc nhằn. Bà đã chịu đựng bao nhiêu năm tháng tủi nhục vì gia đình này, vì tôi và chồng tôi.
Giờ đây, bà cuối cùng cũng được sống cho chính mình. Tôi mong những ngày tháng sau này của bà sẽ suôn sẻ, bình an và thực sự được hưởng chút niềm vui.
Sự lựa chọn của mẹ chồng tôi tuy khó chấp nhận nhưng cũng thật dễ hiểu. Bởi lẽ, ai cũng có cách sống riêng, có những ước mơ và khát vọng riêng.
Còn bạn, bạn sẽ làm gì trong hoàn cảnh này? Sẽ tiếp tục chịu đựng hay mạnh mẽ theo đuổi hạnh phúc của chính mình?
https://phunugiadinh. com.vn/sang-dua-tang-chong-chieu-me-chong-da-voi-va-di-lam-khong-mot-giot-nuoc-mat-roi-su-that-chan-dong-phia-sau-su-lanh-lung-ay/