Thông tin này được đăng tải trên báo VietNamNet ngày 7/1. Bài viết có tiêu đề: “Virus HMPV t.ấn c.ông Trung Quốc, bác sĩ kêu gọi làm ngay 2 việc”. Nội dung cụ thể như sau:
Người dân Trung Quốc đang phải đối mặt với dịch bệnh liên quan virus HMPV, ảnh hưởng nhất đến người cao tuổi và trẻ em.
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc gần đây đã cảnh báo rằng số ca nhiễm virus Metapneumovirus ở người (HMPV) có các triệu chứng tương tự như cúm và Covid-19, đã gia tăng đáng kể ở Trung Quốc vào đầu mùa đông.
Trẻ em dưới 5 tuổi, người cao tuổi và những người có khả năng miễn dịch kém đều là các nhóm có nguy cơ cao dễ mắc virus này. Hiện chưa có vắc xin hoặc thuốc đặc trị HMPV.
Số người nhiễm virus HMPV ảnh hưởng đến phổi tăng lên trong mùa đông năm nay của Trung Quốc. Ảnh: BSCC
Các triệu chứng phổ biến khi người bệnh nhiễm virus Metapneumovirus là ho, sốt, nghẹt mũi và khó thở. Đây là một trong những nguyên nhân chính gây nên tình trạng nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính ở trẻ dưới 5 tuổi.
Trong những trường hợp nghiêm trọng, virus này có thể khiến trẻ dưới 5 tuổi bị viêm phế quản hoặc viêm phổi nặng. Đối với người cao tuổi, HMPV có thể gây nhiễm trùng phổi hoặc làm trầm trọng thêm bệnh hen suyễn.
Dựa trên các thông tin từ tờ HK01, Singtao và truyền thông Trung Quốc, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc gần đây cho biết, các bệnh truyền nhiễm đường hô hấp cấp tính ở quốc gia này vẫn sẽ có xu hướng gia tăng trong thời gian tới, nhất là HMPV. Loại virus này được các nhà nghiên cứu Hà Lan phát hiện lần đầu tiên vào năm 2001.
Dựa theo các số liệu tổng hợp từ những bệnh viện trọng điểm trên khắp Trung Quốc, kể từ đầu năm nay, tỷ lệ bệnh nhân dưới 14 tuổi dương tính với HMPV đã tăng lên nhanh chóng.
Bác sĩ Tạ Tôn Học, Giám đốc Khoa Cấp cứu Nhi khoa của bệnh viện trực thuộc Đại học Y (Trung Quốc) cho biết hiện tại, chưa có loại thuốc đặc trị HMPV mà chủ yếu dựa vào các liệu pháp hỗ trợ khác nhau.
Ngoài ra, bác sĩ này cho hay, HMPV dễ lây truyền qua tiếp xúc gần, việc đeo khẩu trang không thể ngăn chặn hoàn toàn virus. Vì vậy, bác sĩ Tạ khuyên mọi người cần thực hiện ngay 2 biện pháp là rửa tay thường xuyên và tránh tụ tập ở nơi đông người, chạm vào mắt, tai, miệng hay mũi của nhau.
Ấn Độ phát hiện 2 trường hợp đầu tiên nhiễm virus HMPV, ảnh: DT
Mọi người cần rửa tay trước khi chuẩn bị đồ ăn hoặc dùng bữa; rửa tay sạch sau khi đi vệ sinh, sau khi ho, xì mũi hoặc hắt hơi; sau khi chăm sóc người bệnh và xử lý rác thải. Những người cao tuổi, trẻ em hoặc người mắc bệnh mạn tính nặng nên cố gắng tránh đến những nơi công cộng đông người. Nếu thực sự cần phải đi ra ngoài, họ nên đeo khẩu trang đúng cách.
Vi rút HMPV lây lan ở Trung Quốc có đáng lo?
Ngày 6/1, báo tuổi trẻ đăng tải bài viết: “Vi rút HMPV lây lan ở Trung Quốc có đáng lo?”Nội dung cụ thể như sau:
Các ca nhiễm vi rút HMPV đang tăng tại Trung Quốc. Mới đây, Ấn Độ thông tin rằng bắt đầu sẵn sàng ứng phó với vi rút này. Bộ Y tế Việt Nam có khuyến cáo gì?
HMPV không phải vi rút mới
Tại Việt Nam, ông Hoàng Minh Đức, cục trưởng Cục Y tế dự phòng, cho hay ngay sau khi ghi nhận các thông tin, cục đã liên hệ với Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại Việt Nam và khu vực châu Á – Thái Bình Dương và Cơ quan đầu mối thực hiện Điều lệ y tế quốc tế (IHR) của Trung Quốc (Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa bệnh tật Trung Quốc – CDC Trung Quốc).
“Đến thời điểm hiện tại, WHO chưa có thông tin chính thức về tình hình dịch bệnh tại Trung Quốc. Đồng thời chưa được xác minh độ tin cậy và tính chính thống của thông tin đang lan truyền như lo ngại về một cuộc khủng hoảng y tế khác sau COVID-19.
Hay những hình ảnh về tình trạng quá tải tại các bệnh viện ở Trung Quốc do các trường hợp nhiễm HMPV và thông tin về việc công bố tình trạng khẩn cấp hay việc quá tải các lò hỏa táng cũng được chia sẻ trên các trang mạng xã hội”, ông Đức cho hay.
Ảnh: TTO
Việt Nam theo dõi sát tình hình dịch bệnh vi rút gây viêm phổi trên người tại Trung Quốc
Theo lãnh đạo Cục Y tế dự phòng, qua báo cáo kết quả giám sát trọng điểm các bệnh truyền nhiễm cấp tính lây truyền qua đường hô hấp trong tuần 52 năm 2024 của CDC Trung Quốc, các mẫu bệnh phẩm thu thập từ khoa khám bệnh ngoại trú và khoa cấp cứu của các bệnh viện ghi nhận các tác nhân chủ yếu là vi rút cúm, HMPV và rhoviru.
Các mẫu bệnh phẩm của các trường hợp nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính nặng phải nhập viện ghi nhận các tác nhân chủ yếu là vi rút cúm, Mycoplasma pneumoniae và HMPV.
Ông Đức cũng thông tin ngày 4-1-2025, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã thông tin bệnh nhiễm trùng đường hô hấp đang lây lan ở nước này là bệnh thường quy, không phải sự kiện y tế bất thường, các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp thường đạt đỉnh vào thời điểm này trong năm tại Trung Quốc.
Trao đổi với Tuổi Trẻ, bác sĩ Thân Mạnh Hùng, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương, cho hay bản chất vi rút HMPV cùng họ với vi rút hợp bào RSV.
“Đối với vi rút nói chung thường xảy ra đột biến, bản thân vi rút cúm cũng đột biến. Tuy nhiên, mức độ và vị trí đột biến sẽ quyết định đến độc tính, khả năng lây lan của dịch bệnh.
HMPV là một dạng biến thể của vi rút RSV, đã từng được ghi nhận, không quá nguy hiểm. Tuy nhiên khả năng đột biến của vi rút diễn ra thường xuyên, vì vậy cần tiếp tục theo dõi, không nên quá hoang mang, cũng không chủ quan. Nếu dịch phát triển, có nguy cơ lây lan nhanh hoặc độc tính thì cần có khuyến cáo phù hợp”, bác sĩ Hùng cho hay.
Nguồn : https://www.webtretho.com/p/virus-hmpv-tan-cong-trung-quoc-bac-si-keu-goi-lam-2-viec